Sự khôn ngoan lớn nhất trong cuộc sống

GTHN - Khả năng của một người đến đâu, có thể hoàn thành những việc gì, cũng như tính cách, hành vi và cách cư xử của bản thân… ra sao đều là những yếu tố cần thiết quyết định thành công. Aristotle, một trong những nhà triết học vĩ đại nhất lịch sử từng nói: "Biết chính mình là khởi đầu của mọi trí tuệ."

Có một câu nói rất hay rằng: "Con người biết vũ trụ, nhưng lại không biết chính mình. Bản thân mỗi người xa hơn bất kỳ hành tinh nào."

Khởi đầu thành công của một người thường bắt đầu từ bước nhận ra chính mình. Khả năng của một người đến đâu, có thể hoàn thành những việc gì, cũng như tính cách, hành vi và cách cư xử của bản thân… ra sao đều là những yếu tố cần thiết quyết định thành công.

Khi nhận ra rằng năng lực của mình là chưa đủ, bạn cần chăm chỉ học tập, trau dồi năng lực và làm những việc trong khả năng của mình. Nhận ra những thiếu sót của bản thân, phát huy tối đa điểm mạnh và cải thiện điểm yếu càng nhiều càng tốt; sử dụng điểm mạnh của mình một cách khôn ngoan, học cách suy nghĩ và nhìn nhận bản thân, đó là cách để bạn có thể tiến gần hơn đến thành công.

Làm người, sống ở đời hãy học cách nhận ra chính mình. Chỉ bạn mới có thể làm điều đó, không ai khác có thể giúp hay làm thay bạn. Chỉ khi một người nhận ra chính mình, người đó mới có thể trở thành con người thật nhất của bản thân.

“Sông sâu tĩnh lặng, lúa chín cúi đầu”. Những bông lúa chín vàng nặng hạt mà rủ xuống, con người trở nên nổi bật hơn khi biết khiêm nhường.

su-khon-ngoan-lon-nhat-trong-cuoc-song-la-nhan-ra-chinh-minh

Trong cuộc sống, luôn có những người như thế này: Kiếm được chút tiền bắt đầu trở nên kiêu ngạo, biết chút kiến ​​thức thì bắt đầu chỉ trỏ người này người kia. Và rồi, người càng tự cho mình là đúng thì càng dễ gây chuyện, người càng tự mãn thì càng dễ tự hại mình.

Những người thực sự thông minh biết cách tỏ ra kính phục, giữ thái độ khiêm tốn và sẽ không thổi phồng thành tích hay khoe khoang về điểm mạnh của mình.

Aristotle, một trong những nhà triết học vĩ đại nhất lịch sử từng nói: "Biết chính mình là khởi đầu của mọi trí tuệ."

Trong Đạo Đức Kinh, Lão Tử nói: “Hiểu người khác là thông minh, hiểu được chính mình mới là bậc “thánh nhân””. Hiểu được người khác giúp ta có cách cư xử phù hợp, dễ thu phục lòng người. Song quan trọng hơn là hiểu được chính bản thân mình.

Người không có khả năng tự nhận thức về bản thân không biết mạnh yếu của mình, không biết nhìn lại bản thân sau khi hành động. Người như vậy sẽ không thể tiến bộ, phát triển hơn; cuộc đời nhanh chóng rơi vào ngõ cụt. Chỉ những người hiểu mình, biết điểm mạnh và điểm yếu của bản thân, từ đó phát huy điểm mạnh và cải thiện điểm yếu, mới có thể vươn tới đỉnh cao của cuộc đời.

Không ai có thể nhận ra chính mình ngay từ đầu, tất cả đều phải trải qua những thất bại với mức độ và số lượng khác nhau trên đường đời. Càng trải nghiệm nhiều, ta càng dần hiểu và thực hành nguyên tắc tự hiểu biết, tìm thấy vị trí của chính mình.

Nhận ra bản thân, đừng tự cho mình quá cao cũng đừng tự hạ mình quá thấp. Đánh giá quá cao bản thân là con đường nhanh nhất đưa bạn đến thất bại và đánh giá thấp bản thân có thể kìm hãm bạn trên con đường phát triển sau này.

Sự khôn ngoan lớn nhất trong cuộc sống là nhận ra chính mình - 2

Một người khôn ngoan hiểu rằng bản thân có bao nhiêu khả năng và những khả năng mà người khác khen ngợi về mình thực sự là hai điều khác nhau. Sống ở đời cần nhìn rõ bản thân, không kiêu ngạo cũng không tự ti. Bằng cách nhìn nhận bản thân một cách rõ ràng, chúng ta có thể làm cho cuộc sống của mình trở nên tự do, tránh những rắc rối không đáng có và hướng thẳng đến mục tiêu của mình.  

Lão Tử nói: “Cây lớn một ôm, khởi sinh từ một cái mầm nhỏ. Đài cao chín tầng, khởi đầu từ một sọt đất. Đi xa ngàn dặm, bắt đầu từ một bước chân”. Khi bạn hiểu mình và chủ động, tích cực từ những hành động dù đơn giản nhất, bạn đang từng bước thu hẹp khoảng cách tới sự thành công.


DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !