Người nghèo nào cũng khao khát sự giàu có, điều đó không hề sai. Nhưng đừng chỉ vùi đầu vào làm việc chăm chỉ như một con trâu. Nếu không chú ý đến phương pháp, không chịu thay đổi tư duy thì càng làm việc chăm chỉ, bạn chỉ sẽ càng nghèo mà thôi.
Mọi người đều biết đến cái tên Buffett, nhưng bạn có biết “Buffett của Châu Âu” là ai không? Anh ấy có tên là Bodo Schaefer – một nhà quản lý tài chính có tài sản giá trị hàng trăm triệu đô và là một tác giả có những cuốn sách nằm trong best seller của thế giới. Rất ít người biết rằng, anh ấy từng phá sản ở tuổi 26, không cóc lấy một xu dính túi và gồng gánh một khoản nợ khổng lồ. Nhưng, chưa đầy 4 năm anh ấy đã có thể trả hết nợ và kiếm được khoản tiền đầu tiên trong đời. Sau đó, anh ấy cho ra đời những cuốn sách bán rất chạy và dần trở nên nổi tiếng.
Trong đó, "Ein Hund Namens Money" có tên tiếng Anh là "A dog called money" là một trong những tác phẩm bán chạy nhất của Bodo Schaefer . Đọc sách, các độc giả có thể dễ dàng hiểu được cách đứng lên từ nghịch cảnh và cách thay đổi tình hình tài chính của nhân vật trong sách. Và trong cuốn sách nổi tiếng này, có 3 điểm quan trọng được rút ra như sau: Nếu người nghèo muốn trở nên giàu có, đừng kiếm những đồng tiền bằng cách quá cực khổ. Kiếm tiền quá vất vả, bạn chẳng những không thay đổi được hiện trạng mà còn dễ ngày càng nghèo đi. Bất kể bạn đang kiếm tiền vì đam mê hay đang làm việc để kiếm tiền, đừng tạo lối mon trong suy nghĩ nữa. Hãy học cách "lười biếng khôn ngoan" ở ba khía cạnh một cách thích hợp:
1. Lười biếng khôn ngoan về số lượng công việc
Gần đây, có một vấn đề gây nhức nhối với hơn 10 triệu lượt xem trên một fanpage tên Z như sau: “Tại sao tôi đã làm việc rất chăm chỉ mỗi ngày nhưng vẫn không thể kiếm được nhiều tiền?”.
Có một câu trả lời được rất nhiều người đồng tình như sau: “Trong phần câu hỏi của bạn đã chứa sẵn câu trả lời rồi. Lý do tại sao bạn không thể kiếm tiền là vì bạn đã làm việc quá chăm chỉ!”.
Thoạt nghe, bạn có thể thấy điều này hơi vô lý. Nhưng nếu đào sâu ngẫm nghĩ bạn sẽ thấy rằng, chúng ta đã được dạy rằng hãy nỗ lực thực sự để đạt được thứ mình muốn. Nhưng, bạn nên hiểu rằng không phải lúc nào "Chỉ cần chúng ta làm việc chăm chỉ, chúng ta sẽ nhận được phần thưởng" hoặc "Miễn là chúng ta làm việc chăm chỉ, chúng ta có thể thành công" cũng đúng cả. Bởi làm việc quá nhiều, cường độ làm việc quá cao sẽ chỉ bóp chết thời gian học tập và cải thiện của bạn. Quá bận rộn bạn làm gì còn có thời gian học thêm những kiến thức mới, cải thiện bản thân nên bạn chỉ có thể kiếm được một ít tiền mà thôi.
Một số bạn dành nhiều thời gian để lao đầu vào việc bán thời gian thay vì học tập trên giảng đường. Kết quả số tiền ít ỏi các bạn kiếm được chỉ đủ để mua một vài cốc trà sữa mà thôi. Nhưng điều đáng sợ hơn là, thời gian đó đáng lẽ bạn có thể dùng để cải thiện và thực sự thay đổi hiện thực cuộc sống của mình.
Trong tác phẩm "Kira and a dog called money" tạm dịch là "Kira và chú chó tên Money" gia đình của cô bé tên Kira sống khá vất vả. Bố cô mất việc và phải làm nhiều công việc cùng lúc, mẹ cô trước đó vốn là bà nội trợ nhưng cũng phải lao đầu vào kiếm tiền. Gia đình đã làm việc rất chăm chỉ nhưng cố tiền kiếm được chỉ đủ trang trải qua ngày.
Làm việc chăm chỉ không sai, nhưng bạn nên nhận ra sự thật tồn tại của thế giới là: Những người làm việc chăm chỉ mà không có định hướng thoát nghèo sẽ không bao giờ là những người giàu nhất, mà họ chỉ là những người nghèo đến mức gần như chạm đáy của xã hội.
Nếu bạn cảm thấy mình đang mệt mỏi khi làm việc chăm chỉ, nhưng vẫn không có nhiều tiền, điều đó nghĩa là bạn đã rơi vào “bẫy nỗ lực”. Đừng bao giờ dùng hết năng lượng để tăng giờ làm và số lượng công việc. Thay vào đó hãy dành ra một khoảng thời gian và sức lực nhất định cho bản thân trau dồi những gì bạn thực sự thích và giỏi.
Việc cắm đầu làm việc cho người khác, chỉ giúp bạn kiếm được thu nhập bán thời gian, không thể có tương lai tốt đẹp. Nếu bạn đã làm việc chăm chỉ đến mức có thể làm 3 công việc cùng lúc, thì bạn có thể từ bỏ một trong số chúng. Và dùng sự nỗ lực này để phát triển một công việc trái nghề do bạn làm chủ, điều này có thể sẽ có lợi hơn cho bạn trong tương lai.
2. Lười biếng khôn ngoan trong việc theo đuổi sự hoàn hảo
Vấn đề lớn nhất của nhiều người không phải là anh ấy làm việc không đủ chăm chỉ hoặc không nghiêm túc. Mà là do anh ấy quá cầu toàn. Nhiều người luôn coi việc theo đuổi sự hoàn hảo là điều tốt, nhưng thực tế lại cho thấy rằng đây là một nhận định sai lầm. Quá cầu toàn sẽ chỉ khiến người ta chần chừ bỏ qua nhiều cơ hội tốt và ý tưởng tốt.
Có một câu chuyện như sau: Có một cô gái rơi vào bẫy của sự cầu toàn. Khi làm một số việc, cô luôn nghĩ “Nếu tôi không thể làm tốt, người khác nhất định sẽ cười nhạo tôi”, hay “Tôi phải chuẩn bị cho vấn đề này một lần nữa và đợi đến khi hoàn hảo rồi mới thực hiện nói”. Nhưng, cô không nhận ra rằng: trên đời không có thứ gì là hoàn hảo cả, và càng không có cái được gọi là thời điểm hoàn hảo nhất. Bạn thấy ai đó hoàn hảo, bạn liền nghĩ người đó đã bắt đầu hành động ở thời điểm hoàn hảo nhất. Nhưng bạn đã sai, những người này thường bắt đầu ở trạng thái không hoàn hảo, sau đó thúc đẩy mọi thứ về phía trước. Song song với đó, họ cải thiện bản thân từng ngày để biến ước mơ thành hiện thực.
3. Lười biếng khôn ngoan trong mục tiêu cuộc sống
Bodo Schaefer từng nói: "Nếu một người luôn nhìn lên và luôn chạy theo những thứ không phù hợp với khả năng hiện tại của mình, thì người đó sẽ không bao giờ có được hạnh phúc”.
Một anh bạn từng chia sẻ câu chuyện của mình như này: Trong một thời gian, không có gì khác trong cuộc sống của anh ấy ngoài việc kiếm tiền. Sau khi kiếm được 1 triệu, anh muốn kiếm được 5 triệu và sau khi kiếm được 5 triệu, anh lại muốn kiếm được 10 triệu USD. Nhưng trong khoảng thời gian đó, anh không hề cảm thấy vui vẻ. Vì anh cảm thấy mình sẽ không bao giờ đạt được mục tiêu bản thân đặt ra. Khi anh dừng lại, anh sẽ lập tức rơi vào lo lắng.
Mãi sau này, anh mới hiểu ra rằng: Một người nếu cứ mải chạy theo mục tiêu của bản thân, anh ta phải sống trong mệt mỏi và đau khổ mãi mãi, bởi vì theo đuổi ham muốn vật chất là cuộc truy đuổi không hồi kết.
Việc tự động viên, lập ra mục tiêu để theo đuổi là điều đúng đắn và tốt cho sự phát triển của bạn. Nhưng đừng đặt quá nhiều mục tiêu vượt xa khả năng của bản thân, cũng đừng quá nặng nề áp lực về vật chất.