Cảm giác hạnh phúc tuy không 100% tới từ điều kiện kinh tế, nhưng tiền quả thực có thể đem lại cho người ta cảm giác an ổn.
Mặc dù tiền với cuộc sống là vô cùng quan trọng, nhưng thực tế thiếu tiền lại không hề đáng sợ, đáng sợ hơn là thiếu đi 5 thứ. Tiền có thể kiếm, nhưng nếu không có 5 thứ này, sẽ rất khó kiếm tiền.
1. Tư duy tiến bộ
Nói về tư duy, cuộc sống có hai loại người, một là có tư duy thực tế, tiến bộ kiểu còn lại là bảo thủ, vui với những điều cũ.
Tư duy là nhận thức của một người, là ý tưởng, suy nghĩ về mọi thứ xung quanh, người có tư duy mới có mục tiêu tiến bộ, người không có tư duy sẽ sống kiểu cho qua ngày.
Sống ở đời, nghèo không đáng sợ, đáng sợ là tư duy bảo thủ, cổ lỗ, không chịu theo kịp thời đại. Người có tư duy kiểu này sẽ giống như con ruồi trong chai thủy tinh, trông thì có vẻ như tiền đồ sáng lạn, những thực ra lại chẳng có đường ra.
Tiến bộ, bắt kịp với thời đại, luôn đổi mới, sáng tạo, đó mới là kiểu tư duy mà chúng ta nên mài dũa cho mình.
2. Hành động
Chỉ có tư duy mà không có hành động thì mọi thứ cũng sẽ bằng 0. Cũng giống như câu nói "Thông minh không làm bằng ngốc nghếch."
Lên kế hoạch là một chuyện khá đơn giản, nhưng hoàn thành kế hoạch lại là điều khó. Có không ít người mới bắt đầu hừng hực khí thế nhưng chỉ được 1/3 quãng đường, họ từ bỏ, rồi cuối cùng lại than vãn "Tôi đã rất nỗ lực rồi, nhưng xã hội không công bằng".
Cần phải biết, vạn sự khởi đầu nan, bất cứ một kế hoạch nào cũng cần tới sự hành động, ý tưởng có hay tới đâu mà không có hành động thì cũng bằng thừa. Rất nhiều chuyện nghe thì rất khó, nhưng khi dám bắt đầu rồi, bạn sẽ phát hiện ra, thì ra nó không khó như trong tưởng tượng.
Con người ta sở dĩ không nên được việc gì, chỉ có hai trường hợp, hoặc là chỉ có suy nghĩ không có hành động, hoặc là hành động rồi những lại vứt con bỏ chợ, từ bỏ giữa đường.
Kiên trì, nhẫn nại là phẩm chất không thể thiếu trong bất cứ kế hoạch nào, một người không chịu hành động, hoặc hành động rồi nhưng không kiên trì, chẳng khác nào ếch ngồi đáy giếng, rõ ràng biết ngoài giếng là một khoảng đất trời rộng lớn hơn, nhưng cả đời lại chỉ có thể ở dưới đáy giếng.
3. Sự siêng năng
Trung Quốc có một câu nói rằng: "bát điểu tiên phi", đại ý của câu nói này nói rằng một người, nếu điều kiện bẩm sinh không tốt, vậy thì phải nỗ lực nhiều hơn để đuổi kịp những người giỏi hơn, cùng một việc, nếu như người giỏi họ chỉ mất một lần để thuần thục, vậy thì người có tư chất kém hơn có thể làm hai lần, ba lần, thậm chí một trăm lần để trở nên giỏi hơn.
Người ngốc nghếch, chậm chạp tới đâu, chỉ cần kiên trì luyện tập không ngừng nghỉ, sẽ có một ngày, họ sẽ đạt được thành công.
Rất nhiều người nghèo, không phải vì họ không có điều kiện kinh tế hỗ trợ, mà là bởi họ lười biếng.
Sự cần cù, siêng năng quả thực là một phẩm chất vô cùng cần thiết trong việc giúp con người ta vượt qua cái nghèo cái khó. Giúp người không phải là cho họ cái ăn, mà là cho họ kĩ năng để tạo ra cái ăn, và cần cù chính là cái kĩ năng để nuôi sống bản thân đó.
4. Tự xem xét lại
Có cậu "biết người biết ta trăm trận trăm thắng", mấu chốt ở đây không chỉ nằm ở "biết người", mà quan trọng còn là ở việc bạn hiểu mình tới đâu.
Không ngừng tự ngẫm lại bản thân, xem xét lại con đường mà mình đã đi là một phương pháp để phát hiện và giải quyết vấn đề. Muốn đi được xa, đi đúng hướng, bạn phải tổng kết mỗi ngày, kết hợp tình hình thực tế và đưa ra những điều chỉnh phù hợp với hướng tiến bộ.
Rất nhiều khi đi nhanh không bằng đi chuẩn, mặc dù "đường nào cũng dẫn tới Rome", nhưng nếu có thể đi được con đường gần nhất thì việc gì phải đi đường vòng.
Con người ta thường khó phát hiện ra khuyết điểm của mình. Người trưởng thành là người luôn giữ cho mình một cái đầu tỉnh táo, không sĩ diện, luôn biết nhìn nhận lại và có những sự thay đổi bản thân cho phù hợp với tình huống thực tế.
Bất cứ sự nghèo nàn nào, cũng đều có nguyên nhân, muốn thoát ra được cái nghèo đói, bạn phải phát hiện được nguyên nhân gốc rễ bên trong.
5. Thay đổi
Sau khi tự ngẫm lại bản thân, điều cần thiết tiếp theo chính là sự thay đổi.
Thay đổi, nghe thì dễ, nhưng chúng ta, ai cũng có những "quán tính" đã ăn sâu vào máu.
Khi đã hình thành một thói quen nào đó, việc thay đổi là rất khó khăn, nhưng với sự phát triển của thời đại, không thay đổi, bạn sẽ bị xã hội bỏ lại.
Nếu chỉ mù quáng vào siêng năng, đâm đầu vào làm mà không có sự điều chỉnh nhất định trên con đường đó, bạn sẽ rất khó sang được tới bờ.
Trưởng thành là quá trình không ngừng thay đổi, hiếm ai có thể thành công chỉ ngay trong một lần thử, sửa chữa kịp thời, thay đổi, rồi tiếp tục hành động, chỉ khi kiên trì theo cách này, bạn mới có thể đạt đến đỉnh cao!
Theo Thiên Vy
Doanh nghiệp và Tiếp thị