Đàm Phán Là Gì? Nghệ Thuật Đàm Phán

GTHN - Đàm phán được xem là sợi dây kết nối quan trong trong mọi mối quan hệ hợp tác làm việc. Sự thành công hay không 90% phục thuộc vào nghệ thuật đàm phán với khách hàng, đối tác,…

dam-phan-la-gi-nghe-thuat-dam-phan-la-gi


Đàm phán là gì?

Là quá trình tiến hành trao đổi, thảo luận giữa 2 hay nhiều bên để đạt được những thỏa thuận. Diễn ra khi có những mâu thuẫn, hoặc những mối quan tâm chung cần giải quyết.

Được thực hiện khi và chỉ khi cần sự thống nhất về quyền và lợi ích giữa các bên. Có thể diễn ra trong thời gian ngắn (lương lượng, hợp tác lợi ích), hoặc cũng có thể kéo dài nếu có tranh chấp.

Vai trò của đàm phán

Vai trò của đàm phán hiệu quả trong công việc
Vai trò của đàm phán hiệu quả trong công việc

Cùng với sự phát triển của công nghệ, sự hiện đại của xã hội. Kỹ năng này được đánh giá là mắt xích để giải quyết mọi vấn đề.  Như người xưa có câu “khéo ăn khéo nói sẽ có được thiên hạ”. Tuy nhiên, cần phân biệt rạch ròi giữa giao tiếp và đàm phán. Giao tiếp chỉ cần đến kỹ năng tuy nhiên đàm phán là cả một nghệ thuật.

Nhận định bản thân trước đối tác

Mọi cá nhân trong cuộc thảo luận, thương lượng luôn muốn mang lại lợi ích tốt nhất cho mình, do đó tất cả đều có những chính kiến riêng.

Người thiếu lập trường trong trình đàm phán sẽ không bao giờ đủ sức mạnh để thuyết phục người khác, trong kinh doanh lại càng khó khăn hơn vì phía đối tác cũng đang sở hữu những người có kỹ năng giỏi. Do đó, kỹ năng này sẽ giúp bạn thấy rõ điểm mạnh từ quan điểm mà bạn đã lựa chọn.

Nhận định được mong muốn của đối phương

Nếu là một người có kỹ năng đàm phán tốt sẽ nhìn ra kỳ vọng của đối phương và đi theo những gì họ kỳ vọng. Nhờ đó, bạn sẽ biết cách khai thác điểm mạng, đánh vào điểm yếu của đối phương. Đồng thời biết được lý do họ chọn bạn mà không phải là người khác và biết được những gì bản thân nhân được nếu hợp tác với họ.

Những điều này vô cùng quan trọng vì sẽ giúp bạn giành lợi thế trên bàn đàm phán, đồng thời, hiểu được mình nên quyết liệt ở khía cạnh nào, và nên thỏa hiệp ở khía cạnh nào. Đây chính là minh chứng cho câu nói “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng”

Biết cách dung hòa lợi ích các bên

Sự hợp tác thành công phải đảm bảo quyền và nghĩa vụ phù hợp, xứng đáng cho từng bên tham gia. Nếu có sự chèn ép, thiếu công bằng, quá trình triển khai kế hoạch chắc chắn sẽ xảy ra những xung đột.

Vì vậy, kỹ năng đàm phán rất chú trọng vai trò dung hòa lợi ích từ người cầm trịch. Người này phải đủ bản lĩnh, kinh nghiệm và uy tín để thuyết phục các bên rằng những gì họ có được là tốt nhất và công bằng nhất. Từ sự thấu hiểu này, việc hợp tác kinh doanh mới thuận lợi đi đến thành công.

Duy trì mối quan hệ hợp tác tốt đẹp

Đàm phán hiệu quả, đối tác nhận được những gì họ mong muốn. Cả hai bên cũng nhận được vai trò của nhau và lợi ích nhận được khi cùng hợp tác sẽ không chỉ giúp mối quan hệ hiện tại trở nên tốt đẹp mà sẽ còn giúp ích cho những hoạt động kinh doanh trong tương lai.

Hợp tác kinh doanh liên quan mật thiết đến quyền lợi của các bên tham gia, do vậy, rất khó tránh những xích mích trong mối quan hệ. Nhiều đối tác chỉ có thể miễn cưỡng hợp tác với nhau một lần, đây là điều rất đáng tiếc.

Nhưng thật may, kỹ năng này mang đến sự thấu hiểu lẫn nhau, và đây chính là liệu pháp đã và đang giải quyết hiệu quả vấn đề này, tạo ra hiệu ứng tốt đẹp, giúp các bên tạo được sự vui vẻ, có được mối quan hệ hợp tác tốt đẹp và sẵn sàng hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau

Kỹ thuật đàm phán hiệu quả

dam-phan-la-gi-nghe-thuat-dam-phan-la-gi

Nghệ thuật đàm phán trong kinh doanh

Vai trò là như vậy, tuy nhiên làm thế nào để có được nghệ thuật đàm phán hiệu quả không phản ai cũng có được. Thành công đòi hỏi rất nhiều yếu tố

Biết cách đẩy thuyền đúng lúc

Người xưa có câu “ biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” những kỹ năng đàm phán cần thiết khác đó là phải thật sự nhạy bén trong việc nhận biết được mục tiêu của đối phương.

Để biết được điều này, cần biết cách lắng nghe, thể hiện sự lắng nghe và cho thấy đối tác của bạn nhìn thấy điều đó. Thay vì dành phần lớn thời gian trong đàm phán thể hiện những ưu điểm của quan điểm của mình, các nhà đàm phán lành nghề sẽ dành nhiều thời gian hơn để lắng nghe.

Biết cách kiềm chế cảm xúc

Không tranh được một vài trước hợp đối tác của bạn thể hiện sự thái quá trong đàm phán. Tuy nhiên hãy nhớ “một điều nhịn là 9 điều lành”. Một yếu tố quan trọng khác để thành công là bạn cần có khả năng kiểm soát cảm xúc của mình.

Về các vấn đề nhạy cảm có thể khiến bạn khó chịu và buông lỏng cảm xúc sẽ khiến tình tình càng tệ hơn. Điều này nhiều khả năng sẽ dần đến kết quả tiêu cực.

Thương trường không phải chiến trường

Cần phải hiểu rõ, đàm phán vì lợi ích của 2 bên, cần loại bỏ ngay suy nghĩ đối tác luôn cần mình hơn là mình cần họ, dù trên phương diện một vài cuộc đàm phán điều này là đúng.

Bởi lẽ, khái niệm “win-win” (mọi người cùng thắng) đang ngày càng trở nên phổ biến trên thương trường. Một cuộc đàm phán kết thúc tốt đẹp không nhất định (và cũng không nên) là một cuộc đàm phán phải có kẻ thắng người thua.

Kinh doanh hiện đại ngày nay đang dần chú trọng quan hệ hợp tác đôi bên cùng có lợi, vì mục tiêu cùng có lợi nhuận, và chiến thắng của người này không nhất định phải xây trên thất bại của người khác.

Tích cực sau mọi kết quả đàm phán

Không phải cuộc đàm phán nào cũng đều có thể kết thúc tốt đẹp. Sẽ có lúc cuộc thương lượng sẽ phải đổ vỡ do bất đồng quan điểm cũng như không thể dung hòa lợi ích của 2 bên.

Khi đó, hãy luôn ghi nhớ là “không thành công cũng phải thành bạn”, biết đâu họ sẽ giúp bạn trong tương lai, kỹ năng “kết bạn” cũng là một trong những kỹ năng đàm phán trong kinh doanh rất quan trọng.

Bởi lẽ, thêm bạn thì bớt thù, chân lí ấy vẫn đúng, ít nhất là cho đến thời điểm này. Cuộc đàm phán này không thành công không có nghĩa là không còn lần đàm phán sau. Nếu bạn “trở mặt” ngay sau khi kết thúc, rất có thể đó cũng là dấu chấm hết cho những quan hệ hợp tác tiếp theo.

Không có gì làm tăng sự tự tin của bạn nhanh hơn là cảm thấy rằng bạn đã thành công trong việc đàm phán và kết quả là bạn đã đạt được một thỏa thuận tốt.

Và cũng không có gì làm giảm sự tự tin của bạn nhanh hơn là nghĩ rằng bạn đã thương lượng thất bại. Do đó, kỹ năng đàm phán là một phần quan trọng trong sự phát triển nhân cách và ý thức về hiệu quả cá nhân cũng như sự tự tin của bạn.

Lời kết

Trên đây là những tổng hợp những kỹ năng cần thiết để mỗi cá nhân có được kỹ năng đàm phán hiệu quả hỗ trợ đắc lực trong công việc. 

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !