4 bí quyết quản lý chi tiêu

GTHN - Thời gian gần đây, tình hình dịch bệnh vẫn còn phức tạp, kéo theo đó là nhiều người chật vật sinh sống vì ngân sách quá eo hẹp.
4-bi-quyet-quan-ly-chi-tieu-giup-ta-song-tot-mua-dich

Những ngày gần đây, tình hình dịch COVID-19 ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước vẫn diễn biến phức tạp. Kéo theo đó là cuộc sống, công việc của người dân bị đảo lộn, giảm thu nhập, thậm chí mất việc. Điều này không ít người rơi vào tình cảnh chật vậy, khổ sở, ngân sách eo hẹp khó có thể trang trải cuộc sống.

Có thể, ta sẽ rất khó quay lại cuộc sống như xưa, mà phải thích nghi với sự bình thường mới. Để có thể chuẩn bị sẵn sàng, hãy bỏ túi 4 bí quyết quản lý chi tiêu này để có thể sống tốt ngay cả trong và sau mùa dịch:

Kiểm tra ngân sách

Điều quan trọng nhất trong quản lý tài chính là biết tình hình hiện tại của mình ra sao, đang sở hữu bao nhiêu và đang nợ nần thế nào. Shelly-Ann Eweka, giám đốc cấp cao về kế hoạch tài chính tại TIAA, gợi ý chúng ta nên xem xét bảng sao kê thẻ tín dụng và ngân hàng, tài khoản hưu trí, đầu tư cũng như các hóa đơn và chi phí hàng tháng của mình.

Sau đó, hãy đánh giá ngân sách của bản thân, phân bổ lại các danh mục. Hãy xác định cách hạn chế chi tiêu và loại bỏ những khoản tiêu không cần thiết.

Lên kế hoạch cho các mục tiêu tài chính

4-bi-quyet-quan-ly-chi-tieu-de-song-tot-mua-dich-du-ngan-sach-eo-hep
Lên kế hoạch cho các mục tiêu tài chính

Ngân sách không phải là thứ duy nhất ta nên kiểm tra lại, mà các mục tiêu tài chính cũng rất đáng quan tâm. Hãy xác định xem chúng có phù hợp với tình hình tài chính hiện tại không. Eweka cho biết: "Bạn thực sự phải cân bằng con người tương lai của mình với con người hiện tại".

Dịch bệnh khiến cho tình hình tài chính của nhiều người eo hẹp, do đó họ phải chấp nhận gác lại một số mục tiêu. Sau khi điều chỉnh ngân sách, hãy đánh giá lại các mục tiêu và ưu tiên những gì quan trọng nhất. Hãy chia mục tiêu tài chính thành mục tiêu ngắn hạn và dài hạn để có thể biết đâu là điều đang cần làm cấp bách hơn. Một số mục tiêu chung mà mọi người đều có bao gồm tiết kiệm để nghỉ hưu, thành lập quỹ khẩn cấp, trả nợ thẻ tín dụng hoặc bắt đầu kinh doanh.

Dùng thẻ ghi nợ và tiền mặt thay cho thẻ tín dụng

Thẻ tín dụng tuy rất tiện lợi, nhưng nó cũng là một cái bẫy chi tiêu nguy hiểm. Nếu không cẩn thận, ta có thể phải gánh cả đống nợ lớn. Hãy nhớ rằng, thẻ tín dụng chỉ nên được sử dụng nếu ta có đủ thu nhập và thanh toán được hàng tháng, hoặc có kế hoạch trả nợ nhanh chóng.

Thay vào đó, ta nên dùng thẻ ghi nợ hay tiền mặt để chi tiêu. Đây là cách giúp ta kiểm soát dòng tiền tốt hơn, biết mình đã tiêu bao nhiêu và còn bao nhiêu.

Tăng tiền trong quỹ khẩn cấp

4-bi-quyet-quan-ly-chi-tieu-de-song-tot-mua-dich-du-ngan-sach-eo-hep
Tăng tiền trong quỹ khẩn cấp

Đại dịch COVID-19 khiến ta hiểu ra rằng, không có công việc nào là ổn định mãi mãi cả. Những sự kiện bất ngờ trong cuộc sống có thể xảy ra bất cứ lúc nào và điều ta cần làm là phải chuẩn bị sẵn sàng về mặt tài chính. Đó là lý do tại sao quỹ khẩn cấp trở thành thứ thiết yếu ai cũng nên có. 

Vì thế, hãy lập tức xây dựng quỹ khẩn cấp cho mình. Nếu thu nhập chưa cao, hãy cố gắng hạn chế chi tiêu và tiết kiệm nhiều hơn. Chẳng may biến cố có tiếp tục xảy đến thì ta cũng không cần phải chịu áp lực quá lớn.

Theo keyt

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !