Bạn bị lợi dụng, bóc lột nơi làm việc

GTHN - Áp lực là điều cần thiết cho bất kỳ thành công nào song hãy tinh ý để nhận ra áp lực đó có phải chỉ mình bạn phải chịu hay không. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn rất có thể đang bị lợi dụng, “bóc lột” ở nơi làm việc.

Một sự thật khó khăn mà chúng ta phải đối mặt và chấp nhận chính là để thành công, bạn phải vượt qua và không ngừng tiến về phía trước.

Dù làm việc ở môi trường nào, trong lĩnh vực nào, bạn cũng sẽ có những khoảng thời gian căng thẳng về công việc, ngay cả khi bạn may mắn được làm đúng theo đam mê. Áp lực là điều cần thiết cho bất kỳ thành công nào song hãnh tinh ý để nhận ra áp lực đó có phải chỉ mình bạn phải chịu hay không. Dưới đây là những dấu hiệu cho thấy bạn rất có thể đang bị lợi dụng, “bóc lột” ở nơi làm việc.

dau-hieu-ban-loi-dung-boc-lot-noi-lam-viec

Bạn phải làm việc không nghỉ ngơi

Tất cả chúng ta đều cần có thời gian nghỉ để tái tạo sức lao động của mình. Tuy nhiên nếu sếp la mắng bạn vì một giấc ngủ trưa ngắn hoặc lấy đủ lý do để từ chối việc cho bạn nghỉ phép, đó là một dấu hiệu nghiêm trọng.

Bất kỳ bạn đang làm việc trong ngành nghề nào, một người sếp giỏi và công ty của họ đều phải hiểu về tầm quan trọng và tính đúng đắn của thời gian nghỉ ngơi cho người lao động. Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng những khoảng thời gian nghỉ ngơi giúp năng suất của bạn tăng cao hơn và mang về lợi nhuận tốt hơn cho công ty.

Chậm lương

Trong một số trường hợp, việc chậm lương, nợ lương có thể xảy ra với tất cả chúng ta và người lao động nên hết sức thông cảm và thấu hiểu với công ty của mình. Tuy nhiên, nếu không có lý do gì chính đáng cho việc này mà bạn luôn bị thanh toán lương chậm, bạn cần lưu ý điều này và liên hệ với người quản lý cao hơn hoặc bộ phận có liên quan.

Sếp của bạn không trả tiền làm thêm giờ

Bạn phải được trả thêm tiền cho những giờ làm việc tăng ca ở công ty. Thời gian và khối lượng công việc đã được ghi rõ trong hợp đồng lao động và tất nhiên bạn cùng sếp của mình phải biết điều đó. Đừng để ai đó lợi dụng mình, vắt kiệt sức lao động thông qua những tối làm thêm giờ mà không hề trả cho bạn số tiền xứng đáng.

Bạn phải làm những công việc không tương xứng với bạn

9 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị lợi dụng, bóc lột ở nơi làm việc - 3

Tất nhiên, sẽ có những lúc bạn được giao hay được nhờ làm những việc phụ khác song cần đặt ra ranh giới nhất định về khối lượng công việc như vậy. Nếu bạn phải làm việc đó quá thường xuyên, thời gian làm kéo dài, đừng im lặng bởi đây không phải là dấu hiệu tốt ở nơi làm việc.

Sếp không đánh giá những nỗ lực của bạn

Mỗi ngày, bạn luôn nỗ lực hết mình trong công việc và mong tới kỳ lấy lương có thể nhận về những gì xứng đáng. Tuy nhiên bất chấp bạn nỗ lực thế nào, có những sáng tạo ra sao, bạn vẫn không được được đánh giá cao. Trong khi những người khác luôn được ngợi khen, thậm chí được nhận tiền cho những sáng kiến như bạn thì bạn vẫn ở đó như một “người vô hình” với vị sếp kia.

Trong trường hợp này, bạn cần bình tĩnh và đặt lên bàn cân để có cái nhìn chính xác về những đóng góp của mình. Hãy có sự chuẩn bị trước khi đến gặp cấp trên và bộ phận nhân sự có liên quan về đề nghị tăng lương. Bạn cần nhận được những gì xứng đáng với sự đóng góp của mình. Nếu công ty đó không trả cho bạn xứng đáng, vì sao không cho mình một cơ hội để chuyển đến nơi làm việc tốt hơn, biết trân trọng bạn hơn?

Giao cho bạn những việc mà bạn không đủ trình độ

9 dấu hiệu chứng tỏ bạn đang bị lợi dụng, bóc lột ở nơi làm việc - 4

Sếp làm khó bạn bằng cách giao cho bạn những công việc vượt trên trình độ của bạn. Dù điều này xuất phát từ động cơ là gì thì lời khuyên dành cho bạn chính là đừng bao giờ từ chối sếp.

Hãy nhận công việc đó và đánh bại kỳ vọng của người sếp đó rằng bạn sẽ thất bại. Bạn có thể tham khảo ý kiến từ những chuyên gia trong ngành, những người đi trước với nhiều kinh nghiệm hay nhờ sự giúp đỡ của người đồng nghiệp mà bạn luôn tin tưởng. Hãy chuẩn bị thật tốt và khẳng định mình.

Sếp nói chuyện với bạn rất khoảng cách

Tất nhiên giữa bạn và sếp cần có tôn ti trật tự trong công việc cũng như giao tiếp xã hội. Tuy nhiên khi đã thân quen và có thời gian làm việc cùng nhau lâu dài, những cuộc trò chuyện về công việc và cả các vấn đề ngoài lề khác sẽ phát triển theo chiều hướng thân thiện hơn. Bạn sẽ nhận ra vấn đề khi vị sếp đó luôn giao cho bạn nhiều nhiệm vụ nhưng lại rất giữ khoảng cách, không trò chuyện thân thiện với bạn như với những người đồng nghiệp khác.

Sếp không hỏi ý kiến của bạn

Điều này thật tệ khi người sếp đó luôn đòi hỏi nhiều thứ ở bạn, giao cho bạn việc này việc kia, đôi khi không khác nào chân sai vặt nhưng lại chưa một lần cho bạn cơ hội để bày tỏ quan điểm và ý kiến riêng của mình về bất cứ điều gì. Đó có thể là bởi họ không tôn trọng bạn, không đánh giá cao bạn hay đơn giản là không thích bạn.

Sếp thể hiện những ngôn ngữ cơ thể tiêu cực khi ở gần bạn

Việc bạn làm việc cho vị sếp đó không có nghĩa là bạn phải chịu hay chấp nhận tất cả những hành vi tiêu cực của vị sếp khó ưa. Nếu sếp của bạn bắt đầu đối xử với bạn thiếu tôn trọng và khiến bạn cảm thấy thiếu an toàn về thể chất hay tinh thần thì đó là lúc bạn cần phải hành động. Trong trường hợp này, đừng cố giấu những lo lắng hay sợ hãi cho riêng mình. Bạn cần phản ứng đúng lúc và chấp nhận ngay cả trường hợp mình sẽ rời khỏi đó để tìm đến một môi trường lành mạnh hơn.

Khi nhận ra bất kỳ dấu hiệu lạm dụng nào, bạn đều cần phải tìm cách phản hồi. Mỗi người lao động cần biết về chức năng và quyền hạn của mình, tránh dồn nén những cảm xúc tiêu cực trong người dẫn đến tổn hại về cả tinh thần và thể chất.

Theo Bảo Anh (Gia đình & Xã hội)


DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !