Học Cách Giao tiếp tự tin, hài hước, lôi cuốn

GTHN - Mọi vấn đều được đối phương hiểu và đánh giá qua cách mà bạn diễn đạt về chúng. Khi bạn có cách nói chuyện hài hước, diễn đạt trôi chảy chắc chắn bạn sẽ tạo nên một hình ảnh tốt trong mắt mọi người và mọi người sẽ đánh giá rất cao về kỹ năng giao tiếp của bạn. Vậy làm cách nào diễn đạt trôi chảy và xen lẫn cách nói chuyện hài hước

Xây dựng một vẻ ngoài hoàn hảo. 

Mắt luôn hướng về đối phương khi nói chuyện. Những phát thanh viên trên truyền hình như đang nói chuyện với chúng ta vì mắt họ hướng thẳng vào camera, và đôi mắt sẽ cho thấy sự thật và mức độ tin cậy của câu chuyện. Phong thái nói chuyện cũng rất quan trọng, thái độ nghiêm túc rất quan trọng nhưng bạn cũng cần cho nó một chút sinh động, đừng có mà nói chuyện lúc nào cũng cứng đơ và không được múa tay liên tục khi nói chuyện nhé. Điều cuối cùng là hãy luôn tự tin vào những điều mình nói.

Chủ đề trò chuyện.

Xác định rõ đối tượng, bước tiếp theo bạn cần lên cho mình danh sách những câu hỏi mà mình có thể hỏi khi trò chuyện với đối phương. Cũng như chuẩn bị sẵn các câu trả lời nhằm đề phòng trường hợp bạn bị hỏi lại. Bạn có thể luyện tập bằng cách đứng trước gương và hỏi những câu hỏi bạn đã liệt kê với nhiều cách khác nhau, có thể là bằng cách nói chuyện hài hước, cách nói chuyện nghiêm túc chẳng hạn, cách làm này giúp bạn không bị ngượng nghịu khi nói chuyện cũng như diễn tả được hết những nét biểu cảm trên gương mặt. Trong những buổi báo cáo, hội thảo, thuyết trình bạn nên tránh những câu chuyện mang tính cà kê, dài dòng vì điều đó sẽ làm cho người nghe cảm thấy khó chịu, lãng phí thời gian. Tóm lại là bạn cần biết rõ nội dung mình muốn truyền đạt là gì để toàn tâm toàn ý và không bị xao nhãng, phân tâm trong khi trình bày nhé!

Học Cách Giao tiếp tự tin, hài hước, lôi cuốn

Sử dụng ngôn từ phù hợp và đúng chuẩn mực

Bạn nghĩ cách nói chuyện hài hước là thi thoảng sử dụng những ngôn từ thô tục hay tiếng lóng trong suốt buổi giao tiếp, đó là một suy nghĩ hoàn toàn sai lầm nhé. Có thể khi bạn nói họ sẽ tủm tỉm cười nhưng đó không phải là cách làm của một người chuyên nghiệp, đừng để người khác đánh giá bạn qua ngôn từ bạn giao tiếp với họ. Ngoài ra khi giao tiếp bạn nên tránh những tiếng “ừm”, “à”, điều đó làm cho người nghe thấy khó chịu. Khi bạn nói một câu dài, nhiều thông tin cần thiết, cách tốt nhất là bạn nên ngắt ra thành nhiều mệnh đề ngắn, hoặc nếu cần bạn có thể thêm vào những thành ngữ phổ biến để người nghe có thể dễ dàng tiếp thu hết những thông tin mà bạn truyền tải.

Phát âm rõ ràng, sử dụng một giọng nói chuyên nghiệp.


Đứng trước một vấn đề căng thẳng nào đó hoặc do thói quen sẽ có những lúc bạn nói chuyện nhanh hơn bình thường hoặc trả lời một cách lắp bắp. Và càng tệ hại hơn khi bạn nói chuyện giao tiếp với mọi người mà bạn nói chuyện luyến từ, nói nhanh, lầm bầm làm cho người khác không hiểu được bạn muốn nói gì. Bạn nên học cách nói chuyện chậm rãi và cách phát âm tốt. Điều chỉnh lại giọng nói, tốc độ nói. Nếu cần, bạn có thể ngừng một chút trước khi đưa ra quan điểm nào đó.
DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !