Phía đông trồng lựu hốt vàng

GTHN - Cổ nhân nói: “Phía đông trồng lưu hốt vàng, phía tây trồng hồng hốt bạc”, tại sao hai loại cây này lại mang ý nghĩa phú quý đến thế?

phia-dong-trong-luu-hot-vang-phia-tay-hong-hot-bac

Từ xa xưa, con người đã rất chú trọng đến các loại cây trồng trong nhà và gần gia đình. Ngoài việc để làm cảnh, mọi người thường chọn những loại cây mang ý nghĩa đặc biệt để trồng. Từ kinh nghiệm cả ngàn đời nay đúc kết lại, cổ nhân nói: “Phía đông trồng lưu hốt vàng, phía tây trồng hồng hốt bạc”. Ngụ ý là nếu lựa chọn trồng hai loại cây này thì nên trồng cây lựu ở phía đông, còn cây hồng ở phía tây, như vậy sẽ đem lại nhiều tài lộc, phú quý.

Theo phong tục dân gian, hai hướng đông và tây là phương vị phát tài, rất tốt để chọn làm hướng nhà. Chính vì vậy mà mọi người cho rằng, nếu trồng hai loại cây này ở hướng đông và tây thì gia đình sẽ ngày càng giàu sang.

Cổ nhân nói: Phía đông trồng lưu hốt vàng

Cây lựu là một loại cây được trồng khá phổ biến trong các gia đình xưa và ngày nay cũng vậy. Thời xưa đi đâu người ta cũng dễ dàng bắt gặp cây lựu trong sân nhà. Thời nay, nhiều người cũng thường đặt những chậu lựu nhỏ hoặc bày cành lựu trong nhà để làm cảnh.

Cây lựu có hình dáng tao nhã, đặc biệt khi chúng ra hoa kết quả. Quả lựu khi chín có màu đỏ hoặc vàng, đây là hai màu tượng trưng cho sự may mắn. Nên khi hè tới, những quả lựu sai trĩu trên cây, đỏ rực cả một góc vườn khiến cho người ta luôn có cảm giác may mắn đến với gia đình.

Do màu đỏ tươi của hoa và quả lựu, nên trồng lựu hưởng hướng đông, buổi sáng khi mặt trời mọc tỏa nắng sẽ khiến cho cây tỏa ra ánh sáng vàng rực. Vì vậy, cổ nhân nói rằng, trồng lựu ở phía đông là vàng.

Co-nhan-noi-phia-dong-trong-luu-hot-vang-phia-tay-trong-hong-hot-bac-1

Ngoài ra, trong cơ ca cũng có rất nhiều bài nhắc đến vẻ đẹp này của cây lựu. Cụ thể, trong Truyện Kiều của Nguyễn Du có câu: “Dưới trăng quyên đã gọi hè. Đầu tường lửa lựu lập lòe đâm bông”.

Ngoài màu đỏ tượng trưng cho sự may mắn, quả lựu còn mang ý nghĩa con cháu đầy đàn bởi vì quả lựu có rất nhiều hạt. Ngoài ra, hạt lựu cũng có màu đỏ hồng, có vị ngọt dịu, thanh mát, khiến cho người ta có cảm xúc vẹn tròn, sung túc. Có thể nói, lựu là biểu tượng cho sự thịnh vượng. Nên từ xưa đến nay, người ta rất thích trồng lựu trong vườn, sân và trong nhà.

Cổ nhân nói: Phía tây trồng hồng hốt bạc

Cây hồng ít được làm cảnh như cây lựu, tuy nhiên cây hồng lại được xem là loại cây kinh tế. Bởi vì, hồng vốn là loài cây có độ tăng trưởng mạnh mẽ, cây có thân gỗ, tuổi thọ rất cao. Mọi người có thể dễ dàng bắt gặp những cây hồng có tuổi thọ hàng trăm năm.

Mỗi năm, cây hồng ra rất nhiều quả, người trồng có thể đem bán để tăng thêm thu nhập cho gia đình. Ăn hồng cũng rất tốt cho sức khỏe. Vì vậy, cây hồng được xem là loại cây mang lại kinh tế cho người dân thời xưa.

Co-nhan-noi-phia-dong-trong-luu-hot-vang-phia-tay-trong-hong-hot-bac-2

Khi chín, quả hồng có màu đỏ cam. Người ta thường nói: “mỗi mùa thu đến, khi những cơn gió lướt qua, lấp ló trên cành, những quả hồng như chiếc đèn lồng tỏa sáng”. Người xưa cho rằng, những ngày thu này là “ngày vượng”, mọi việc may mắn và bình an sẽ đến.

Ngoài ra, khi trồng hồng ở hướng tây của ngôi nhà, thì vào mùa đông nó sẽ không ảnh hưởng đến ánh sáng vào nhà, vào mùa hè thì lại tạo bóng mát. Đặc biệt, hồng thường chín vào mùa thu đông, nên khi mặt trời lặn, sương muối sẽ vương trên những quả hồng đỏ rực, tạo ra những ánh sáng bạc trong đêm. Những hình ảnh này khiến cổ nhân nói: “Phía tây trồng hồng là bạc”.

Những câu nói của người xưa đều rất tinh tế, không chỉ mang ý nghĩa tượng trưng mà còn có ý nghĩa thiết thực. Cho đến nay, các gia đình vẫn tin vào ý nghĩa tượng trưng của hai loại cây này. Thực chất không thể chứng minh những loại cây này sẽ mang đến sự giàu có, nhưng nó cũng thể hiện được mong ước về cuộc sống tốt đẹp. Nên nó được coi là một nét văn hóa độc đáo thú vị!

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !