3 thói quen khiến bạn tiêu nhiều

GTHN - Đây là những thói quen có thể dẫn bạn đến việc chi tiêu nhiều hơn. Từ bỏ những thói quen này là cách để bạn tiết kiệm được nhiều hơn, ngày càng đến gần hơn với mục tiêu tài chính.
3-thoi-quen-nay-dang-thuc-su-khien-ban-tieu-nhieu-tien-hon

Khi nói đến quản lý tài chính, bạn có thể đặt ra những mục tiêu rất tốt song trong quá trình thực hiện lại mắc phải sai lầm. Bạn có thể cảm thấy chán nản khi lập ngân sách nhưng vẫn chi tiêu quá mức hoặc tự nhủ chỉ uống một cốc trà sữa tuần này nhưng cuối cùng lại uống tới 4 ly. Bạn cũng có thể thử thách bản thân tiết kiệm 50 đô la mỗi tháng, nhưng sự thật là cuối tháng chỉ thấy mình để được 25 đô la.

Đừng chán nản bởi suy cho cùng, chúng ta là con người và việc mắc sai lầm không có gì đáng xấu hổ. Điều quan trọng là nhất là chúng ta có thể nhìn nhận ra sai lầm đó và không để mắc lại lần sau. Trong những trường hợp trên, việc hiểu được tâm lý vì sao chúng ta lại chi tiêu nhiều hơn dự định sẽ giúp chúng ta phát triển những thói quen tốt để tránh bội chi.

Mariel Beasley, người đồng sáng lập Common Cents Labs, đã đề cập đến 3 thói quen thực sự khiến chúng ta tiêu nhiều tiền hơn và cách để tránh điều đó.

Thói quen số 1: Chỉ dựa vào ý chí để hạn chế chi tiêu

3 thói quen này đang thực sự khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn - Hình 1

Beasley nói: “Động lực cũng giống như nhiều thứ khác, luôn biến đổi và dễ trôi đi. Vì vậy, nếu bạn chỉ dựa vào sức mạnh ý chí để ngăn bản thân mua hàng, theo thời gian động lực sẽ hao mòn và không phải lúc nào cũng hiệu quả.”

Một trong những cách hiệu quả để bạn hạn chế chi tiêu của mình là thông qua việc lập ngân sách. Ngân sách có thể giúp bạn biết tiền của mình đi đâu, đâu là nơi mình chi tiêu nhiều tiền nhất. Tuy nhiên, vấn đề là nhiều người có xu hướng rơi vào vòng xoáy bù đắp quá mức khi họ đang cố gắng kiềm chế chi tiêu của mình.

Đó là khi nhiều người cố bám vào ngân sách của mình và chi tiêu ít hơn trong 1 tuần đầu, nhưng ngay vào tuần sau đó lại tiêu bù quá mức và vượt quá ngân sách. Khi họ nhận ra mình đã vượt quá ngân sách, họ sẽ lại giảm chi tiêu một lần nữa, để mình rơi vào tình trạng thiếu thốn và chu kỳ cứ như vậy tiếp tục theo cách này.

Tất nhiên, điều đó không có nghĩa là bạn không nên lập ngân sách. Điều quan trọng là chúng ta không nên chờ đợi quá nhiều và cho rằng chỉ cần lập ngân sách 1 lần có thể giải quyết tất cả vấn đề và khi mọi thứ không được như mong muốn lại sinh ra chán nản. Cảm giác đó giống như bạn tiến được 1 bước lại lùi 2 bước vậy.

“Lập ngân sách là điều rất quan trọng nhưng chỉ vậy thôi thì chưa đủ. Về lâu dài, nếu bạn không có sự điều chỉnh phù hợp và thiết lập những thói quen, quy định khác tự đặt ra cho mình, bạn sẽ dễ rơi vào tình trạng cảm thấy tệ khi không đạt được mục tiêu ngân sách đã đặt ra cho mình”, Beasley nói.

Thói quen số 2: Tập trung nhiều hơn vào sự hài lòng trước mắt thay vì lợi ích lâu dài

3 thói quen này đang thực sự khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn - Hình 2

Là con người, chúng ta thường muốn đạt được những thứ mình muốn ngay bây giờ. Nhưng đôi khi, sự hài lòng tức thì đồng nghĩa với việc chúng ta đang ít chú trọng hơn vào lợi ích trong tương lai.

Beasley giải thích: “Chúng ta thường tập trung hơn vào những lợi ích trong hiện tại hơn là nghĩ cho tương lai về lâu về dàu. Chúng ta vốn dĩ có xu hướng làm những gì khiến mình cảm thấy tốt hơn ở hiện tại. Điều này bởi việc trì hoãn sự hài lòng khiến chúng ta không cảm thấy thoải mái. Do đó, chúng ta dễ chỉ đưa ra những quyết định mang lại cho mình sự hài lòng ngay lập tức”.

Đây là một trong những lý do chính khiến bạn khó bắt đầu tiết kiệm để nghỉ hưu khi còn trẻ. Việc nghỉ hưu chỉ còn rất xa trong tương lai và chúng ta nghĩ rằng mình hoàn toàn có thể tiết kiệm sau, để rồi lại trì hoãn việc này. Nhớ rằng không bao giờ là quá sớm để tiết kiệm và càng tiết kiệm sớm, bạn sẽ càng được hưởng sức mạnh của lãi suất kép mang lại. Trước khi chi tiêu cho những thứ không cần thiết, hãy nhắc bản thân rằng mình sẽ làm được những điều quan trọng hơn, có nhiều sự lựa chọn hơn trong tương lai nếu cất số tiền đó vào tiết kiệm.

Thói quen số 3: Chạy theo đám đông

3 thói quen này đang thực sự khiến bạn tiêu nhiều tiền hơn - Hình 3

Khi bạn mang suy nghĩ phải bằng bạn bằng bè, mọi người có mình cũng phải có, những đồng tiền khó khăn mới kiếm được của bạn sẽ dễ dàng chảy ra khỏi túi.

Beasley nói: “Nhiều người thường nhìn ra những người xung quanh họ để biết những gì mình nên làm. Về mặt tài chính, họ bị thúc đẩy bởi những gì họ thấy người khác làm và trong đó bao gồm cả thói quen chi tiêu của họ.”

Thời buổi mạng xã hội phát triển, chúng ta càng biết nhiều hơn về những gì người xung quanh mặc, chiếc xe họ đi hay chuyến du lịch mà họ hưởng. Song nhớ rằng đó chỉ là bề nổi, cuộc sống mà họ muốn bạn thấy ở họ. Bạn không thể biết họ đã mua những món đồ đó bằng cách nào, tiết kiệm được bao nhiêu tiền cho việc nghỉ hưu…

Trên thực tế, nghiên cứu từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Philadelphia cho thấy, nếu hàng xóm của bạn trúng xổ số, bạn là người dễ có khả năng bội chi, rơi vào tình trạng kiệt quệ tài chính. Đó là bởi khi thấy hàng xóm không ngừng sắm sửa, đổi xe đẹp hơn, sửa nhà thay đổi nội thất, bạn thấy mình cũng cần đổi những thứ tốt hơn và rồi dù không trúng giải, bạn vẫn sống lối sống xa hoa mà lẽ ra mình không nên.

Làm thế nào để phá vỡ những thói quen này?

Các chiến lược để kiểm soát chi tiêu của bạn sẽ hiệu quả hơn khi chúng phù hợp với tâm lý của bạn thay vì chống lại nó.

Beasley nói: “Việc tạo ra các quy tắc chi tiêu cho bản thân sẽ hiệu quả hơn việc lập ra một kế hoạch hạn chế số tiền bạn có thể chi tiêu. Đặt ra các quy tắc dựa trên hành động có xu hướng giúp bạn dễ duy trì lâu dài hơn so với việc chỉ lập ra 1 ngân sách”.

Một ví dụ về quy tắc dựa trên hành động mà Beasley tự tuân theo là chỉ mua đồ uống bên ngoài nếu hôm đó cô ấy đi gặp bác sĩ. Bạn có thể đặt ra những quy tắc tương tự như chỉ dùng tiền mặt khi đi ăn với bạn bè để hạn chế số tiền mình có thể chi theo những gì bạn có trong ví, thay vì quẹt thẻ vô tội vạ.

Một quy tắc khác có thể giúp bạn cân bằng giữa chi tiêu và tiết kiệm là gửi tiền vào tài khoản tiết kiệm mỗi khi bạn thực hiện 1 giao dịch mua sắm không cần thiết. Ví dụ, bạn có thể tự đặt ra quy tắc là mỗi khi mua một trò chơi điện tử mới hay cốc nến từ cửa hàng nến yêu thích, bạn sẽ lập tức gửi 10 đô la hoặc số tiền cụ thể nào đó vào tài khoản tiết kiệm.

Và cuối cùng, hãy nhớ rằng không có giới hạn nào đối với các loại quy tắc dựa trên hành động mà bạn có thể đặt ra cho chính mình để chi tiêu hợp lý hơn. Quan trọng là phù hợp, giúp bạn có thể thực hiện lâu dài và hướng đến sự giàu có, tài chính tự do.

Theo Vietgiaitri

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !