3 chìa khóa đời người

GTHN - Đời người có 3 chìa khóa, chỉ cần nắm giữ được nó thì ngay cả khi tuyệt vọng nhất bạn cũng có thể vượt qua để trưởng thành.
3-chia-khoa-doi-nguoi

Khi đối mặt với nghịch cảnh có người sẽ chọn cách thỏa thiệp, có người lại tìm cách thăng hoa trong khó khăn. Nhờ sự khắc nghiệt của thời gian sẽ khiến ta trưởng thành và mạnh mẽ hơn. Mặc cho cuộc sống có bao nhiêu vất vả, bạn cũng đừng bao giờ đánh mất hy vọng vào bản thân mình, bởi giới hạn của bạn là vô tận và ngày bạn vượt lên nghịch cảnh chính là ngày bạn trưởng thành .

3 chìa khóa đời người: Một là biết chấp nhận sự thật

Tại một ngôi chùa nhỏ trên núi, có một lão hòa thượng và một chú tiểu sống cùng nhau. Thường ngày, lão hòa thượng hay giảng giải cho chú tiểu nghe về đạo lý làm người. Một ngày nọ, lão hòa thượng đưa cho chú tiểu một nắm hạt giống và yêu cầu chú tiểu đem đi trồng hoa trong sân chùa.

Chú tiểu không cẩn thận làm hạt giống trong tay rơi vãi trên sân. Chú chưa kịp nhặt hết số hạt giống thì trời bỗng đổ cơn mưa. Thế là chú tiểu đành bất lực hình nước mưa cuốn những hạt giống đi mất. Chú tiểu vì điều này mà u sầu suốt cả mùa đông. Nhưng không ngờ, khi đến mùa xuân trong sân chùa lại có trăm hoa đua sắc. Nhìn vườn hoa rực rỡ chú tiểu bỗng ngộ ra một đạo lý ở đời “Mọi sự tùy duyên”.

3-chia-khoa-doi-nguoi-du-thieu-du-chi-1-hanh-van-se-khong-thong-1

Ở đời làm gì có chuyện lúc nào cũng thuận buồm xuôi gió. Chúng ta ai rồi cũng phải gặp những chuyện nằm ngoài dự tính của bản thân. Những lúc như thế, thay vì oán trách hay than vãn chi bằng ta cứ khẳng khái mà chấp nhận, không miễn cưỡng mà thuận theo tự nhiên, rồi mọi chuyện cũng hóa lành.

Trong cuộc Cách mạng văn hóa Trung Quốc, nhà văn Uông Tăng Kỳ bị xếp vào thành phần cánh Tả nên bị đưa về lao động ở nông thôn. Cuộc sống túng thiếu đủ đường, suốt ngày bán mặt cho đất, bán lưng cho trời đối với một người cầm sách như ông đấy là sự khổ cực khôn cùng. Thế nhưng, Uông Tăng Kỳ lại chẳng kêu ca lấy một lời. Lúc nghỉ ngơi nhiều người thường tụ tập lại để lên tiếng chỉ trích chính quyền thì Uông Tăng Kỳ lại tuyệt nhiên chỉ ngồi im lặng đọc sách.

Nhiều năm sau, khi nhắc lại chuyện này Uông Tăng Kỳ vẫn nói: “Nhờ có quãng thời gian ấy mà tôi có cơ hội tìm hiểu và trải nghiệm đời sống của người nông dân. Điều đó đã giúp ích rất lớn cho sự nghiệp sáng tác sau này của tôi”. Dù phải trải qua những năm tháng cực khổ, thế nhưng ở Uông Tăng Kỳ ta vẫn thấy được sự lạc quan, chấp nhận sự thật, bình thản với mọi sự an bài của cuộc sống.

Trong 3 chìa khóa đời người, biết chấp nhận sự thật là chìa khóa đầu tiên mà ta cần phải học. Chỉ khi biết đón nhận sự thật bằng tâm thế bình thản, giữ được nụ cười trên môi thì ta mới có thể trưởng thành, mạnh mẽ tiến về phía trước.

3 chìa khóa đời người: Hai là cần thay đổi đúng lúc

Kể cả phải bò thì bạn cũng phải bò tới đích cuối cùng của con đường đã chọn. Nhưng nếu không thể tiếp tục hành trình được nữa thì kiên trì khi ấy chưa chắc đã là giải pháp tối ưu. Cố gắng hết sức mà vẫn không thu được kết quả tốt thì bạn nên từ bỏ. Đấy mà là lựa chọn thông minh.

Châu Kiệt Luân thì ai cũng biết, thế nhưng ít người biết người chấp bút cho những ca khúc nổi tiếng ấy lại chính là nhạc sĩ Phương Văn Sơn. Dẫu cho sự nghiệp huy hoàng nhưng nhìn lại cuộc đời người nhạc sĩ này ta sẽ thấy không thiếu những lúc bất đắc chí.

Thuở niên thiếu, Phương Văn Sơn luôn ấp ủ giấc mơ làm diễn viên. Dù phải chật vật lo từng miếng cơm manh áo nhưng để thực hiện ước mơ Phương Văn Sơn vẫn quyết định dùng hết số tiền tiết kiệm được để đi học ở Đài Bắc. Có thể nói cuộc sống ngày ấy của Phương Văn Sơn chỉ gói gọi ở hai nơi là lớp học và công xưởng. Trải qua bao nhiêu vất vả cuối cùng ông cũng tốt nghiệp khóa học. Thế nhưng, khi cầm được tấm bằng trên tay Phương Văn Sơn lại cảm thấy vô cùng tuyệt vọng bởi bản thân không có tiền, không có quan hệ lại càng không có kinh nghiệm thì lấy gì để mở cánh cửa điện ảnh hào nhoáng kia.

Thế rồi, trong lúc tuyệt vọng thì Phương Văn Sơn chạy nảy ra một ý nghĩ hay mình chuyển sang sáng tác nhạc, dù gì thì đó cũng được xem là nghệ thuật và biết đâu mình lại làm nên trò trống gì thì sao. Suy nghĩ xong Phương Văn Sơn lập tức bắt tay vào làm, đi theo con đường sáng tác nhạc. Sau một khoảng thời gian ngắn tập trung viết liền một lúc hơn 100 ca khúc, Phương Văn Sơn gửi đến một công ty âm nhạc. Và 3 tháng sau, Ngô Tông Hiến đã nhìn trúng tài năng cũng như tiềm năng nên đã nhận Phương Văn Sơn vào làm.

Sau này, Phương Văn Sơn gặp được Châu Kiệt Luân và cả hai trở thành cặp bài trùng trong công việc cho ra hàng loạt các ca khúc nổi tiếng, đưa tên tuổi cả hai vang vọng cả trong và ngoài nước.

Trong một lần phỏng vấn Phương Văn Sơn khi nói về hành trình đời mình đã bộc bạch rằng “Ước mơ thật sự có thể thay đổi nếu ta muốn”.

3-chia-khoa-doi-nguoi-du-thieu-du-chi-1-hanh-van-se-khong-thong-2

Câu chuyện trên cũng là lời nhắn nhủ đến tất cả chúng ta đừng để rơi vào tuyệt cảnh, đi đến đường cùng mới chịu quay đầu làm lại, như thế chỉ tổ phí hoài tuổi trẻ, công sức mà thôi. Hãy nhớ, từ bỏ không đồng nghĩa với thất bại. Đường nào cũng là đường, khi cần phải biết thay đổi, khi quá khó khăn hãy nghĩ đến việc chuyển hướng. Vì biết đâu, con đường mới đó mới chính là con đường đưa bạn đến vinh quang. Đây là chiếc chìa khóa thứ 2 trong 3 chìa khóa cuộc đời mà bạn cần phải học.

3 chìa khóa cuộc đời: Ba là biết buông bỏ chấp niệm

Một đứa trẻ thò tay vào trong lọ lấy kẹo, nó muốn một lần lấy được nhiều chiếc nên đã lấy một nắm to, kết quả là tay bị mắc ở miệng lọ, làm thế nào cũng không thể rút ra được, sợ đến nỗi bật khóc. Ông nội nhìn thấy dáng vẻ lo lắng của cháu, chậm rãi nói: “Xem kìa! Cháu vừa không muốn bỏ lại số kẹo đó, lại vừa muốn rút tay ra, chi bằng biết đủ một chút, lấy ít đi một chút, nắm tay nhỏ lại tự nhiên sẽ có thể dễ dàng rút tay ra thôi!”

3-chia-khoa-doi-nguoi-du-thieu-du-chi-1-hanh-van-se-khong-thong-3

Trong cuộc sống, để “có được” thì cần có đầu óc thông minh, còn muốn “từ bỏ” thì lại càng cần có trí tuệ và dũng khí. Con người lúc nào cũng chỉ mưu cầu chiếm hữu mà rất ít khi biết từ bỏ đúng lúc. Vì vậy, người có tiền thì bị tiền bạc làm cho mệt mỏi, còn người có tình cảm thì bị tình cảm làm tổn thương…

Biết từ bỏ, dĩ nhiên không phải là yêu cầu chúng ta không làm gì cả, mà là sau khi hành động thì không nên đặt quá nặng yếu tố thành – bại, được – mất. Tiền dĩ nhiên phải kiếm, nhưng sau khi kiếm được thì phải chi dùng thích hợp chứ không nên ôm chặt tiền không chịu bỏ ra; tình cảm nên hi sinh, nhưng không cần nhất định phải được báo đáp…

Trong 3 chìa khóa cuộc đời, buông bỏ chấp niệm là chiếc chìa khóa giúp bạn cảm thấy nhẹ nhàng, thanh thản và an yên.

Theo songdep

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !