Tâm thái bình thản

GTHN - Cuộc đời là cuộc đời của bản thân mình, sống như thế nào kỳ thực xét cho cùng cũng là do tự mình định đoạt. Người có được phúc báo là do sống tích đức, hành thiện mà có được, từ sự tu luyện chân chính nó tự nhiên mà đến. Không ai ngăn cản được một người tự do tự tại, càng không có ai hạn chế được phúc báo của một người.

Khi còn trẻ, người thông minh hiểu rằng, không nên sống buông thả, phó mặc để cuộc đời giống như “nước chảy bèo trôi”, đến khi tuổi trẻ qua đi rồi, người ta sẽ thấy hối tiếc vô cùng. Hãy tu dưỡng những điều dưới đây để hưởng phúc báo tự nhiên.

tam-thai-binh-than-la-coi-nguon-mang-lai-phuc-bao

1. Tâm thái bình tĩnh

Tâm thái bình thản là ngọn nguồn của hạnh phúc. Trong sách “Tiểu song u ký” có một câu đối về tâm thái bình thản như thế này: “Không quan tâm điều hơn lẽ thiệt, ngắm trước sân hoa nở hoa tàn. Đi hay ở vạn sự tùy duyên, nhìn khung trời mây tụ mây tan”. Một người có thể coi lợi danh, vinh nhục như đóa phù dung sớm nở tối tàn, mới có thể giữ cho mình một nội tâm tĩnh tại, bình thản, nhìn cuộc đời đến rồi đi thất thường tựa mây khói, mới có thể giữ được sự vô vi thanh tịnh trong tâm cảnh.

Hết thảy những phiền não của con người phần lớn đều là lo chuyện được mất, hoặc canh cánh trong mình một sự tình nào đó. Cuộc đời, sống thế nào, xét cho cùng, cũng là tự mình định đoạt. Không ai có thể ngăn một người cảm thấy vui vẻ, thoải mái, tự do tự tại, lại càng không một ai có thể giới hạn niềm hạnh phúc trong lòng người. Bởi vậy, đối diện với hết thảy sự tình trong cuộc sống bằng tâm thái bình thản mới là cách lựa chọn tốt nhất.

Gặp sự tình không như ý, không nên than trách trời đất, oán trách người khác. Đó chính là bởi vì tính khí thiếu bình tĩnh của bản thân mà tự khiến mình cảm thấy ngột ngạt, không phải do một ai khác đâu.

2. Gieo hạt lương thiện

Thiện lương như mưa sương, thấm nhuần điều đẹp nhất của sinh mệnh. Tuế nguyệt xoay vần, ngay cả khi mỗi ngày tàn phai nhan sắc, sinh mệnh cũng vì có thiện lương mà được trẻ trung mỹ lệ, vĩnh viễn không rơi rụng tan tác.

 Thiện lương là màu nền của cuộc đời, nó trong suốt thuần khiết như hoa tuyết, như mặt trời ấm áp sáng đẹp, là chiếc cầu nối giữa tình yêu với tình yêu. Thiện lương trong suốt thanh khiết như dòng suối chảy từ núi, rửa sạch bụi trần sinh mệnh; như tiếng đàn trong tim, trên mặt hồ tâm tư mà tấu lên khúc nhạc cực kỳ êm ái.

Trong cuộc sống, hãy dành ra những khoảng thời gian để nhìn lại xung quanh mình. Khi ấy, người ta sẽ dễ dàng phát hiện ra rằng, còn rất nhiều hoàn cảnh éo le, khổ sở hơn mình.

Cho dù mình khổ đến đâu thì vẫn có người tội nghiệp hơn mình, đáng thương hơn mình. Vì thế, hãy giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn để họ cảm nhận được sự ấm áp của lòng tốt, tình yêu thương và giúp họ có động lực tin vào cuộc sống.

3. Hãy để “được mất tùy duyên”

Vạn vật đều có quy luật của riêng nó, con người sống đừng nên quá truy cầu cảnh vật bên ngoài mà phải chú trọng đến nội tâm bên trong của bản thân mình. Một người nếu có thể tùy duyên mà đối đãi với hết thảy thì mọi cảnh vật bên ngoài đều trở nên tuyệt hảo. Tùy duyên là cách nhanh nhất giúp chúng ta thoát khỏi phiền não. Nhân sinh bởi vì quá để ý cho nên thống khổ, bởi vì hoài nghi cho nên bị thương tổn, bởi vì xem nhẹ cho nên khoái hoạt, bởi vì xem nhạt cho nên hạnh phúc.

Người ta nói, ở nơi thế gian này có 2 nỗi khổ lớn, một là nỗi khổ về được và mất, hai là nỗi khổ về tình. Con người thường cố gắng bằng mọi cách để được sở hữu những thứ mình muốn. Nhưng, suy cho cùng nó lại giống như đang đánh bạc vậy. Khi thắng thì cảm thấy vui vẻ, còn khi thua thì lại cảm thấy buồn khổ. Trong tình yêu, được thì hạnh phúc, mất thì than trách số phận, oán hận người khác.

Nơi thế gian, khổ nhất là tình, cho nên mỗi người cần học cách “thuận theo tự nhiên”, vạn sự hãy để tùy duyên. Chỉ có sống thuận theo tự nhiên, được mất tùy duyên, thì người ta mới thấy lòng nhẹ nhàng, tự do tự tại. Đây chính là một loại phúc.

Trong “Luận Ngữ”, Khổng Tử giảng: “Bất tri mệnh, vô dĩ vi quân tử dã”, không biết mệnh thì không có cách nào làm người quân tử, hay cũng nói: “Úy thiên mệnh”, người quân tử kính sợ thiên mệnh. Người biết mệnh hiểu rõ điều gì có thể có được, điều gì không thể. Khổng Tử còn nói rằng giàu sang phú quý không phải là thứ cầu mà có thể có được, cho nên ông không cầu phú quý.

4. Bằng lòng và chấp nhận

Mỗi lần gặp chuyện khiến bản thân cảm thấy đau lòng chính là một lần rèn luyện sự chịu đựng thống khổ, lặng lẽ chấp nhận cuộc sống không hoàn mỹ như mình mong ước.

Một lần trải qua trong tình huống như thế là một lần khiến bản thân trở nên lý trí hơn, can đảm và mạnh mẽ hơn. Để rồi mỗi khi gặp đau khổ và phiền não, chúng ta vẫn có thể vững vàng vượt qua một mình. Mỗi lần gặp chuyện như vậy, hãy xem nó như cơ hội hay chính là “liều thuốc bổ” tăng thêm nghị lực cho bản thân.

Cổ nhân thường giảng, phúc họa của đời người thay đổi khó lường. Vì vậy, được phúc cũng đừng quá vui mừng, gặp họa cũng không nên quá u buồn mà tự khiến bản thân bị đau khổ. Chấp nhận là một cách đối diện của người nghị lực và có tu dưỡng.

5. Luôn cảm ơn

Lời cảm ơn không quá khó nói nhưng không phải ai cũng có thể thực hiện được. Lời cảm ơn tuy không làm bạn mất gì nhưng nó có tác động lớn đến cuộc sống của bạn, giúp mọi người có thái độ khác về bạn.

Cổ nhân dạy rằng, nhận được một ơn huệ nhỏ như giọt nước cũng phải báo đáp như một dòng suối. Biết cảm ơn sẽ khiến trong lòng người tràn đầy tình yêu thương.

Con người phải luôn mang trong mình lòng biết ơn, mỗi người đều phải học được lòng biết ơn, biết ơn trời đất, biết ơn cha mẹ, anh chị em, bạn bè… biết ơn vạn vật trong thế gian thì mới cảm nhận được sự tươi đẹp của cuộc đời

Một lời cảm ơn chân thành được nói ra sẽ giúp khoảng cách giữa con người dường như được rút ngắn lại. Khoảng cách giữa giàu và nghèo, người người tốt và người xấu…sẽ dần mất đi.

Từ Thanh ST

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !