Phúc sinh ra từ sự thanh khiết

GTHN - Trên thế gian này, những người có đức ắt sẽ nhận được phúc. Còn những ai ít đức thường gặp khó khăn để có được những vật dụng thiết yếu như thực phẩm và áo quần, bất kể là họ làm việc cực nhọc đến đâu. Người thường nói về tích đức. Cổ nhân Trung quốc đều tin rằng “tích đức được phúc báo” mà đức sinh ra từ sự khiêm nhường. Vì thế, nếu muốn tích đức thì cần phải giữ một tâm thái khiêm nhường trong đời sống hằng ngày.

Câu nói “Phúc sinh ra từ sự thanh khiết và tiết kiệm, đức [hạnh] sinh ra từ khiêm nhường” (“phúc sinh vu thanh kiệm, đức sinh vu ti thối”) là được lấy ra từ “Lữ Tổ Tu Dưỡng Kinh” cũng như trong “Tuân Sinh Bát Tiên” được viết bởi Kim Lan Sinh trong đời nhà Thanh. Tư tưởng truyền thống tại Trung Quốc trong Khổng giáo, Đạo giáo và Phật giáo đều nhắc đến “Phúc sinh ra từ sự thanh khiết và tiết kiệm, đức [hạnh] sinh ra từ khiêm nhường”. “Khiêm nhường”, trong ngôn ngữ thông dụng hằng ngày là khiêm tốn và nhẫn nhịn. Một khi một người hiểu về khiêm tốn và nhẫn nhịn, người đó có thể tích đức. Thời Tây Chu, Chu Công khi phò tá Thành Vương đã cố gắng hết mình để làm cho đất nước được phồn vinh thịnh vượng. Khi ông ra sức kêu gọi hiền tài, rất nhiều người đã đáp lại tiếng gọi của ông. Ông bận rộn đến mức thậm chí không có thời gian để làm khô tóc sau khi gội đầu. Ông phải dừng bữa cơm tối mấy lần để khách không phải chờ lâu.

Ông thường khuyên con trai ông rằng: “Thành Vương muốn con trông coi Lỗ quốc, con phải khiêm tốn và biết trân trọng! Con phải biết luật Trời rằng bất cứ ai kiêu ngạo tự mãn sẽ mất hết và người khiêm nhường sẽ được lợi. Người ta ai cũng trân trọng đức tính khiêm nhường, không ai coi trọng tính kiêu căng ngạo mạn cả!

phuc-sinh-ra-tu-su-thanh-khiet-va-tiet-kiem

“Kiêu ngạo thì chiêu mời tổn hại, khiêm tốn thì được lợi”, con người nên là học theo sự khiêm tốn, vô tư và kiên định của đại địa. “Ba người đi tất có người làm thầy của ta”, lấy người làm thầy, không ngại học hỏi người dưới mình, lấy tâm làm gương, luôn luôn tự xét lại mình. “Thiên sinh ngã tài tất hữu dụng” (Trời sinh thân ta, hẵn là có chỗ dùng), chỉ cần chúng ta biết rõ chính mình, có thể dũng cảm nhận sai, thẳng thắn thành khẩn tìm ra chỗ thiếu sót của mình, chỗ thiếu bất hòa hay chỗ còn chưa đủ cố gắng, như thế, tự nhiên không gian của chúng ta sẽ dần dần mở rộng ra đến vô hạn.

Người xưa dạy, “Lấy nghiêm khắc để kiềm chế bản thân, lấy khoan dung để đối đãi với người khác”, tu dưỡng đức hạnh trung tín, “khiêm nhượng mà không tranh giành”, tu dưỡng để có được lòng tự tin, khiêm tốn, có đủ năng lực để người khác tín nhiệm, như thế mới trở thành người không bị lạc mất mỹ đức căn bản nhất. Cố chấp, khăng khăng giữ ý kiến của mình, tự cho mình là đúng, tự cho mình là giỏi, đều chỉ làm cho vật chướng ngại, cản trở mình tăng lên mà thôi.

Cổ nhân giảng: Người học rộng biết nhiều mà lại có thể khiêm nhượng, nhường nhịn người khác, đối với việc thiện thì không bê trễ, người như vậy cũng được xưng là người quân tử. Chuyện kể rằng Đế Nghiêu là người cung kính, giản dị và tiết kiệm. Ông đi khắp bốn phương, hết mình quan tâm đến dân chúng thiên hạ. Ông là vị Hoàng đế có đạo đức thuần khiết, ôn hòa và khoan dung. Trong bảy mươi năm tại vị, ông luôn để ý tìm người tài đức để truyền lại ngôi vị. Vì vậy, ông công khai để tất cả mọi người đều có thể đề cử, ngay cả người có địa vị thấp kém nhưng có tài đức cao cũng được phép tiến cử.

phuc-sinh-ra-tu-su-thanh-khiet-va-tiet-kiem

Về sau này, có một người nghèo khổ, tên là Ngu Thuấn, là người hết mực hiếu tâm hiếu thuận với cha mẹ. Ngu Thuấn mồ côi mẹ từ sớm. Ông có một người cha hồ đồ, người mẹ kế nói lời không thành thật, người em trai ngạo mạn vô lễ, nhưng Ngu Thuấn vẫn hòa thuận ở cùng. Đế Nghiêu gả hai người con gái của mình cho Ngu Thuấn để quan sát đức hạnh của ông. Sau ba năm bàn việc chính sự với Đế Nghiêu thì ông được truyền ngôi. Nhưng Ngu Thuấn một mực không chịu, muốn truyền tặng cho người có đức cao hơn mình. Về sau này, Ngu Thuấn mới tiếp nhận ngôi vị.

Lão Tử nói: “Người thuận theo Đất, Đất thuận theo Trời, Trời thuận theo Đạo, Đạo thuận theo tự nhiên”. Câu nói tuy ngắn gọn nhưng hàm chứa triết lý sâu sắc. Con người chúng ta hẳn là nên học theo đại địa. Bởi vì, đại địa có thể khiêm tốn và vô tư không màng lợi nên có thể nâng đỡ được vạn vật. Có thể thấy, người khiêm tốn là người có tâm địa rộng lớn, có thể bao dung được hết thảy. Người tâm địa rộng lượng thì phúc trạch nhất định sẽ dày rộng. Người tâm địa hẹp hòi thì phúc trạch sẽ mỏng. Khiêm tốn và cao ngạo sẽ tạo ra phúc báo và tai họa. Cho nên, làm người nhất định phải tu dưỡng đức khiêm tốn.

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !