Một câu nói làm thay đổi đời bạn

GTHN- Chắc bạn tự nhủ: “Anh chàng Carrnegie này muốn truyền bá đạo Cơ Đốc Khoa học đây”. Không. bạn lầm. Tôi muốn không theo đạo ấy. Nhưng tôi càng sông thêm bao nhiêu thì tôi càng tin chắc chắn ở năng lực huyền bí của tư tưởng. Nhờ dạy người lớn trog 35 năm, tôi biết rằng đàn ông và đàn bà có thể diệt ưu phiền, sợ sệt cùng nhiều chứng bệnh và có thể thay đổi hẳn đời họ đi bằng cách thay đổi tư tưởng trong đầu.


Tôi biết! Tôi biết vậy!! Tôi biết chắc vậy!!!Tôi đã mục kích cả 100 lần những sự thay đổi không sao tin được. Tôi đã thấy thường quá đến nỗi không còn ngạc nhiên gì nữa.
Chẳng hạn như trường hợp học sinh của tôi, ông J.Frank Whaley. Ông ta bị bệnh thần kinh suy nhược. Duyên do? Là tại ông ưu phiền. Ông nói với tôi: “Cái gì cũng làm cho tôi lo, tôi lo vì tôi ốm quá; vì tôi tưởng rằng tóc tôi mỗi ngày mỗi rụng; vì toi sợ không bao giờ dành được đủ tiền để cưới vợ; sợ không bao giờ thành một người cha hiền; sợ không cưới được ý trung nhân; sợ đời không sung sướng. Tôi lo cả về những ý nghĩ của người khác vè tôi nữa. Tôi lo vò tư tưởng có ung thư trong bao tử. Thôi thế là hết làm việc, phải bở sở. tinh thần tôi sôi lên như nước trong một nồi sùng sục mà không có lỗi để xả hơi. áp lực đó không chịu nổi, phải xả bớt đi mới được. Bạn nên cầu trời đừng bao giờ đi bệnh thần kinh thác loạn vò có nỗi đau đơn vật chất nào có thể ghê gớm nỗi thống khổ của nột tinh thần hấp hối hết.
Bệnh tôi nặng đến nỗi không dám nói thiệt với người thân trong nhà. Tôi không tự chủ được tư tưởng. óc tôi đầy sợ sệt. Một tiếng động nhỏ nhất cũng làm tôi nhảy lên. Tôi trốn mọi người. Tôi không khóc vô cớ.
Sống một ngày là một ngày hấp hối. Tôi thấy ai nấy đều bỏ tôi. Tôi muốn nhảy xuống sông tự tử cho rồi đời.

Nhưng tôi bỏ ý quyên anh đi, quyết định lại Floride, hy vịng sẽ nhờ đổi gió mà hết bệnh. Khi tôi bước chân lên xe, cha tôi đưa một bức thư bảo tới Froride hãy mở ra coi. Tôi tới nơi vào giữa mùa du lịch. Vì không thuê được phòng ngủ, toi đành thuê phòng trong một ga ra xe hơi. Rồi tôi toan kiếm tại một nhà chuyên chở mà không được.Thế là tôi lang thang trên bờ vịnh Floride để mà tự cảm thấy ưu phiền khổ sở hơn ở nhà. Tôi bèn mở bức thư xem ba tôi viết gì. Ba tôi nói: “Còn, con xa nhà tới 1.500 dặm mà không thấy bệnh khác chút chi, phải không? Ba viết vậy là chính con làm cho con sinh bệnh. Cơ thể cũng như tinh thần con không đau ốm gì hết. Không phải tình thế, hoàn cảnh mà con gặp đã làm con đau; chính vì con nghĩ bậy về những tình thế, hoàn cảnh ấy mà hoá đau. “Trong lòng ta suy nghĩ làm sao thì ta như vậy”. Khi nào nhận thấy được điều đó, thì con trở về và con sẽ hết bệnh”.
Bức thư của ba tôi làm tôi tức giận. Mong được lời an ủi thì không phải đọc lời thuyết giáo. Tôi giận tới nỗi nhất định không khi nào trở về nhà nữa. Đêm ấy tôi đi trên đường ở Miami tới một nhà thờ đương làm lễ. Không biết đi đâu nữa, tôi vào nghe thuyết pháp về câu: “Chinh phục được tinh thần mình còn quan trọng hơn là chinh phục được một châu thành”. . Thành thử tôi cũng lại được nghe nhữn lời khuyên mà ba tôi đã viết trong thư: “Phải quét hết những rác rưởi chất chứa trong đầu óc tôi đi. Lần ấy là lần thứ nhất trong đời, tôi đã có thể suy nghĩ sáng suốt và hợp lý được. Tôi nhận thấy trước kia tôi đã khùng. Tôi thấy rõ chân tưởng của tôi mà giật mình: thì ra bấy nay tôi cứ muốn thay đổi. Nó cũng như cái kính máy chụp hình; vì nó hư nên hình ảnh của mọi vật đếu hư hết, chứ thật ra, vạn vật có gì khác đâu.
Sáng hôm sau toi thu xếp về nhà. Một tuần lễ nữa tôi trở lại làm việc như cũ. Bốn tháng sau tôi cưới nhà tôi, chính người mà trước kia tôi sợ cưới không được, chung tôi bây giờ có năm cháy, gia đình vui vẻ. Hồi tinh thần tôi điều khiển một xưởng làm bìa dầy trên 450 thợ. Đời sống đầy đủ hơn, vui vẻ hơn nhiều. Tôi tin bây giờ tôi đã nhận được chân giá trị của đời sống. Khi nào gặp những nỗi khó khăn- đời ai mà chẳng có những lúc ấy? tôi tự nhủ phải giữ đầu óc cho sáng suốt và nhờ vậy mọi sự đều sẽ được như ý.
“Tôi có thể chân thành nói rằng đã may mà bị bệnh thần kinh đó vì nhờ nó tôi mới nhận thấy tư tưởng anh hưỡng mạnh mẽ tới tinh thần và cơ thể ra sao. Bây giờ tôi có thể sai bảo tư tưởng tôi có để nó giúp tôi chứ không hại tôi nữa. Ba tôi đã có lý khi Người bảo tôi đau ốm không phải vì những hoàn cảnh ấy. Và từ khi nhận chân được điều này, tôi hết bệnh luôn tới bây giờ”. Đó là kinh nghiệm của ông Frank J. Whaley.
Tôi tin chắc rằng sự bình tĩnh trong tâm hồn và nỗi vui trong lòng không do khu đất ta ở, của cải của ta có, địa vị ta giữ mà chỉ do thái độ tinh thần của ta thôi. ảnh hưởng của ngoại giới rất nhỏ. Như trường hợp của ông già John Brown bị xử giao vì xâm chiếm công xưởng ở Harrpes Ferry và hô hào nô lệ nổi loạn. Ông ngồi trên quan tài để tới pháp trường. Tên coi ngục đi kèm tội nhân thì hồi hộp, lo lắng. Nhưng trái lại, ông thì bình tĩnh, lạ lùng. Ngẩng lên nhìn rặng núi xanh ở Virrginie, ông thốt: “Cảnh đẹp làm sao! Thiệt từ trước lão chưa có cơ hội nào để ngắm cảnh thần tiên như vậy”.
Hay là trường hợp của Robert Falcon và bạn đồng hành. Họ là những người Anh đầu tiên tới Nam cực. Có lẽ chưa ai khổ cực ghê gớm như họ trên con đường về. Thức ăn hết mà dầu lửa cũng hết. Không thể nào đi được nữa vì một trận bão tuyết thổi dữ dội sát trên mặt đất liên tiếp 11 ngày đêm, gió ghê gớm tới nỗi cắt bằng lớp băng ở miền ấy. Họ biết rằng thế nào cũng chết và có mang theo nhiều thuốc phiện để dùng trong những trường hợp như vậy.
Nuốt một cục lớn nha phiến rồi có thể nằm dài trên tuyết hưởng cái thú “đi mây” và lên mây luôn. Nhưng họ không thèm dùng phương thuốc đó. Họ vừa “ca những điệu vui” vừa chết. Chúng ta biết được thế nhờ một bức thư từ giã cõi đời mà tám tháng sau một nhóm thám hiểm cứu nạn tìm thấy bên 11 cái xác cứng ngắt.
Thiệt vậy, nếu nuôi tư tưởng bình tĩnh và can đảm thì chúng ta có thể vui thú ngắm cảnh trong khi ngồi trên quan tài mà đến pháo trường; hoặc trong khi sắp chết đói chết rét, vẫn có thể ca hát vui vẻ vang rân cả trại.
Milton, nhà thi sĩ đui đã tìm thấy chân lý ấy 300 năm trước.
Tâm thần ta một cõi riêng
Nó là Địa ngục, cảnh Tiên trên đời
Cảnh tiên nhờ nói vui tươi
Địa ngục vì nó thành nơi đoạ đày.
Đời Nã Pháp Luân và Helen Keller đã chứng minh hoàn toàn lời đó. Nã Phá Luân có đủ nhữn cái mà người thường mơ tưởng: danh vọng, uy quyền, của cải – vậy mà ông nói khi ở đảo Saini Hélène: “Trong đời tôi, không có được tới sáu ngày sung sướng” . còn Hellen Keller đui, điếc và câm thì lại ca tụng: “Đời sống sao mà đẹp thế ta!”.
Sống nửa thế kỷ ròi, chẳng kinh nghiệm gì, nhưng ít nhất tôi cũng học điều này. “Trừ ta ra không có cái gì mà cho ta bình tĩnh được hết”. Câu ấy tôi mượn của Emrson trong đoạn cuối thiên tuỳ bút “Tự tín” của ông: Khi ta thắng trến đường chính trị, khi lợi tức của ta tăng lên, khi ta bết bịnh, mạnh trở lại, hay có bạn đi xa trở về, hoặc gặp một hoàn cảnh thuận tiện nào, những lúc đó ta thấy tinh thần phấn khởi và ta nghĩ rằng ngày vui sắp tới. Không, xin đừng tin vậy. Không thể như vậy được. Trừ ta ra, không một ai mang lại sự bình tĩnh cho tâm hồn ta đâu.
Epictète sống cách ta 19 thế kỷ, mà y học ây giờ cũng phải nhận lời ấy là đúng. Theo bác sĩ G. Canby Robinson thì trong năm người bệnh nằm ở nhà thương John Hopkins, có bốn người đau vì lao tâm, ưu tư quá. Không phải chỉ những bệnh tinh thần mới có nguyên do ấy đâu, cả những bệnh hoàn toàn về thể hất cũng vậy. Ông nói: Nhưng bệnh này thường khi do người đau không biết làm cho đời sống của mình thích nghi với những vấn đề thực tế”.
Montaigne, một triết gia trứ danh ở Pháp, dùng câu này làm châm ngôn: “Loài người đau khổ, do hoàn cảnh thì ít mà do ý niệm là nhiều”. mà ý niệm đó hoàn toàn tuỳ thuộc ta.
Như vậy nghĩa là gì? Có phải tôi dã dám cả gan nói trắng với các bạn rằng: Khi bị ưu tư đè nghiến và đầu óc rối như tơ vò thì bạn chỉ cần có nghị lực một chút là tâm trạng của bạn hoàn toàn thay đổi đi không? Phải, chính tôi muốn nói vậy đó! Mà chưa hết đâu. Tôi còn sắp chỉ cho bạn một bí quyết nữa. Phải khó nhọc một chút, nhưng bí quyết này cũng rất giản dị.
“William James, nhà tâm lý thực hành uyên thâm nhất thế giới, đã nhận thấy rằng: “hành động có vẻ như theo sau tư tưởng, nhưng sự thực thì cả hai cùng đi với nhau. Và khi chúng ta chế định hành đồng thì chúng ta có thể chế định tư tưởng một cách gián tiếp được”.
Nói một cách khác, William James bảo rằng không thể chỉ dùng ý chí để cảm xúc mà cảm xúc thay đổi ngay được, nhưng chúng ta có thể thay đổi những hành động và mọt khi hành động thay đổi thì tự nhiên tư tưởng cũng đổi thay ngay.
Ông giảng thêm: “Như vậy, nếu mất sự vui vẻ mà muốn chuộc lại thì cách chắc chắn nhất có thể làm được là tỏ ra một thái độ vui vẻ, và hành động, nói năng như là sự vui vẻ đã tới rồi”.
Cái thuật giản dị đó thành công chăng? Thành công thần diệu! Xin bạn thử đi. Thử hãy mở miệng ra cười lớn hãy hồn nhiên vui vẻ, hãy ưỡn ngực hít một hơn dài rồi ca lên một khúc, nếu không ca được thì huýt sáo, nếu không huýt, nếu không ca được thì huýt sáo được thì ngâm nga. Bạn sẽ thấy liền- như William James nói- rằng tinh thần không thể nào buồn ủ rũ khi hành động tỏ một nỗi vui chói lọi.
Đó là một chân lý căn bản khả dĩ thay đổi nhiệm mầu cuộc sống của ta được. Một người đàn bà ở Californie mà tôi xin giấu tên, nếu biết bí quyết ấy thì chỉ nội trong 24 giờ là gột hết nỗi lầm than khổ sở của mình… bà ấy già và goá- cản ấy buồn thiệt – nhưng bà có rán hành động như người vui sướng không?. Không. Nghe bạn hỏi có đau khổ gì không, thì bà đáp: “Không, không có gì cả”. Nhưng bét mặt và giọng rên rỉ kia thiệt như muốn nói “Trời ơi! Nếu ông thấu được nỗi đau đớn của tôi!”.
Bà có vẻ trách bạn sao lại sung sướng trước mặt bà. Cả trăm người đàn bà còn khổ hơn hà nhiều: Số tiền bảo hiểm về nhân mạng của ông chồng để lại đủ cho bà an nhà tới chết vả chăng ba người con gái đã thành gia đàng hoàng cũng rất dư sức đón bà về nuôi. Nhưng ít khi tôi thấy bà mỉm cười lắm. Bà kêu ca rằng cả ba chàng trể đều hà tiện và ích kỷ – mặc dầu mõi lanaf lại chơi, bà ở nhà họ hàng thắng. Bà lại phàn nàn ràng lũ con gái không bao giờ qua cáp gì cho bà hết- mà chính bà cứ ôm khư khư túi tiền của mình “để dưỡng già”. Bà thiệt là một tai nạn cho chính thân bà và cả gia đình vô phước đó nữa. Mà có gì bắt buộc bà như vậy không? Điều đáng thương tâm là nếu muốn thì bà có thể tự đổi tánh từ một người khốn nạn, khổ sở, cay độc, bà trở thành ra một người mẹ được chiều chuộc kính trọng. Muốn thế bà chỉ cần bắt đầu có những cử chỉ vui vẻ như để phân phát tình yêu cho con cái mà đừng phí tâm nghĩ tới nỗi khổ để tự làm cho đời mình thêm chua xót.
Một người ở ấn Độ, ông H.J. Englert, sở dĩ đến nay còn sông slaf nhờ tự tìm được bí quyết ấy. Mười năm trước, ông Englert lên sởi và khi bệnh này khỏi thì biến chứng thận viêm (sưng thận) chữa đủ các thầy, cả những “lang băm” nữa, mà không hết.
Rồi ít lâu sau, lại biến ra nhiều chứng khác. áp dụng củ machj máu tăng lên. Một bác sĩ nói với ông rằng áp lực ấy đã tới độ rất cao, nguy hiểm tới tánh mạng, mà sẽ còn tăng nữa, cho nên tốt hơn là hãy gấp gấp thu xếp việc nhà đi.
Ông Englert nói: “Tôi về nhà, soát lại xem đã trả đủ tiền bảo hiểm nhân mạng chưa, cầu trời tha thứ cho những tội lỗi từ trước, rồi chỉ nghĩ tới cái chết. Thế là tôi đã làm cho những người xung quanh khổ sở. Vợ con tôi khóc lóc mà tôi thì càng bị vùi sâu vào cảnh thất vọng. Nhưng sau một tuần khóc lóc than thở cho thân mình, toi tự nhủ: “Mình hành động như thằng điên. Có lẽ còn sống được một năm nữa sao không rản hưởng cho vui hết đời đi đã?”Tôi ưỡn ngực lên, mỉm cười rồi rán hành động như người khỏe mạnh. Ban đầu có khó thiệt, song tôi gắng sức tỏ ra dễ dãi, vui vẻ và như vậy chẳng những không dễ chịu cho gia đình mà cả cho tôi nữa.
“Tôi nhận thấy điều này trước hế là tôi bắt đầu cảm thấy khoẻ khoắn hơn, gần được như ý muốn. Bệnh tiếp tục giảm, và đáng lẽ cuống hố từ lâu rồi chứ, tôi lại sung sướng, mạnh lên, và áp lực của mạch máu cũng hạ xuống. Chắc chắn có điều này: Nếu tôi cứ nghĩ rằng thế nào cũng “chết” thì lời bác sĩ tiên đoán sẽ thành sự thực. Nhưng tôi đã thay đổi thái độ tinh thần để giúp cơ thể tôi tự tin lấy căn bệnh”.
Xin bạn cho tôi hỏi một câu: Nếu những hành động vui vẻ và những tư tưởng tích cực về sức khoẻ và can đảm đã cứu sống người ấy, thì tại sao bạn và toi, chúng ta còn có thể nỗi ưu tư hắm ám của ta kéo dài thêm một phút nữa làm chi? Tại sao lại bứt chân thân ta và những người chung quanh phải khổ sở, phiền muộn, khi chúng ta có thể chỉ hành động một cách vui vẻ là đủ tạo được hạnh phúc?
Đã lâu rồi, tôi đọc một cuốn sách của Janes Lane Allen. Nó đã ảnh hưởng sâu xa và lâu bền tới đời sống của tôi. Cuốn ấy nhan đề: “Tư tưởng của một người” có đoạn này:
“Ai cũng thấy rằng nếu ta thay đổi ý nghĩ của ta về nghĩa khác và mọi vật thì người khác và mọi vật cũng sẽ thay đổi với ta… Khi một người thay đổi hoàn toàn những ý nghĩ của mình thì người ấy sẽ ngạc nhiên thấy những mau chóng. Ta hấp dẫn cái gì giống ta chứ không hấp dẫn cái gì ta cần… Vận mạng của ta ở trong tay ta, chính ở trong tay ta… Tất cả những cái ta làm nên là kết quả trực tiếp của tư tưởng… Chỉ có nâng cao tư tưởng mới có thể thành công và tiến được thôi”.
Tôi chỉ cần làm chủ được tôi, làm chủ được tư tưởng của tôi, làm chủ được nỗi sợ sệt lo lắng của tôi, làm chủ được đầu óc và tinh thần cảu tôi. Và tôi biết rằng lúc nào tôi cũng có thể đạt được sự tự chủ ấy tới một mực tuyệt cao, bằng cách chế ngự những hành động của tôi để những hành động đó chế ngự lại những phản ứng của tôi.
Vậy chúng ta nên nhớ lời sau nầy của William James:
“Một phần lớn cái mà ta gọi là họa… có thể đổi làm phước lành. Muốn vậy chỉ cần thay đổi thái độ tinh thần, đừng đau đớn lo sợ nữ amà hãy hăng hái đấu tranh”. Chúng ta hãy tranh đấu cho hạnh phúc của chúng ta!
Tranh đấu cho hạnh phúc của chúng ta bằng cách theo một chương trình hằng ngày để có thể có những tư tưởng vui vẻ và kiến thiết. Chương trình đó do ông Sibyl F. Partige đã viết ra 36 năm trước, nhan đề là: “Ngày hôm nay”. Tôi thấy nó gây nhiều cảm hứng đến nỗi tôi đã phân phát nó ra hàng trăm bản.
Nếu bạn và tôi theo đúng, chúng ta sẽ bỏ được phần nhiều những ưu tư và làm tăng lên vô cùng cái mà người Pháp gọi là “Sự vui sống”.
***
Ngày hôm nay
1-Ngày hôm nay tôi sung sướng. Nó như vậy tức là nhận với Abraham Lincoln rằng: “Phần nhiều chúng ta cho mình là sung sướng ra sao thì sẽ sung sướng như vậy”. Hạnh phúc do tâm khảm chứ không do ngoại giới.
2- Ngày hôm nay tôi sẽ thuận theo hoàn cảnh chứ không bắt hoàn cảnh phải thuận theo ý muốn của tôi.
3-Ngày hôm nay tôi chăm nom đến thân thể tôi. Tôi luyện nó, săn sóc nó, bồi dưỡng nó chứ không làm nó phí sức hoặc bỏ phí nó, như vậy nó sẽ là một cái máy hoàn toàn để tôi sai khiến.
4-Ngày hôm nay tôi sẽ rán bồi bổ tinh thần. Tôi sẽ học một cái gì có ích. Tôi sẽ không lười nghĩ nữa. Tôi sẽ đọc loại sách cần phải gắng sức suy nghĩ và chú ý mới hiểu được.
5-Ngày hôm nay tôi sẽ luyện tinh thần theo hai cách: Tôi sẽ giúp ích một người nào đó mà đừng cho hay. Tôi sẽ thao William James, làm ít nhất là hai việc mà tôi không muốn làm để rèn chí.
6- Ngày hôm nay tôi sẽ vui tính. Sẽ tất tươi tỉnh, ăm mặc chỉnh tề, nói nhỏ nhẹ, cử chỉ nhã nhặn, rộng rãi lời khen mà không cần chỉ trích ai hoạc chê bai cái gì hết.
7- Ngày hôm nay sẽ rán sống từng ngày một, này nào chỉ biết công việc ngày ấy, chứ không một lúc ôm lo cho cả đời mình. Cứ mỗi ngày chỉ làm việc 12 giớ thì suốt đời tôi cũng sẽ làm được nhiều việc lắm rồi.
8-Ngày hôm nay tôi sẽ có một chương trình. Toio sẽ viết lên giấy công việc sẽ làm trong mỗi giờ. Có thể rằng tôi không theo đúng chương trình ấy nhưng tôi cũng phải lập nó. Nhờ có nó tôi sẽ tránh được hai nạn này là: hấp tấp và do dự.
9- Ngày hôm nay tôi sẽ dành riêng cho tôi nửa giờ bình tĩnh và nghỉ ngơi. Trong nửa giờ ấy, thỉnh thoảng tôi sẽ nghĩ đến một chút viễn cảnh trong đời.
10- Ngày hôm nay tôi sẽ không lo sợ nữa và quả quyết vui sống, yếu mến mọi người, hưởng cái Mỹ và tin chắc rằng những người tôi yêu sẽ yêu tôi. Nếu chúng ta muốn bồi dưỡng một tâm trạng để được yên vui thì chúng ta phải theo quy tắc số một này:
Tư tưởng và hành động một cách vui vẻ, rồi ta sẽ thấy vui vẻ.
Bài viết này trích đăng từ cuốn sách Quảng gánh lo đi và vui sống của Dale Carnegie do dịch giả Nguyễn Hiến Lê dịch. 
DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !