GTHN - Trận đại địa Chấn miền Đông Nhật Bản xảy ra vào ngày 11 tháng 3 năm 2011 chắc hẳn đã khắc sâu trong ký ức người dân trên toàn thế giới, đặc biệt là nhân dân Nhật Bản. Khi chăm sóc tâm lý cho những nạn nhân chịu thiệt hại tại Fukushima trong vai trò của nhà tâm lý học, tôi đã nhận ra điều này.
Các nạn nhân không chỉ phải trải qua động đất và Sóng Thần mà còn cả sự cố nhà máy năng lượng nguyên tử fukushima, thế nên những nỗi đau họ chịu đựng không thể diễn tả bằng lời. Rất nhiều người chết hoặc phải chịu đựng mất mát do sự cố nhà máy năng lượng hạt nhân mà nhiều người đã không thể trở về nhà.
Từng người, từng người đều có vấn đề riêng khó giải quyết.
Lúc nói chuyện với họ, tôi đã hỏi những câu về tình hình của họ sau thảm họa như: anh được chuyển đến đâu, ở nơi đó xảy ra chuyện gì vậy, tình hình như thế nào… Khi đó khá nhiều người kể lại cho tôi dưới cái nhìn khách quan.
Con người thường sẽ muốn nói hết ra dù chỉ một lời phàn nàn cho hả giận, nhưng những người này lại không hề đổ lỗi cho hoàn cảnh hoặc người khác.
“Giờ tôi phải chuyển nhà đến chỗ này, nơi đó cũng sẽ gặp phải chuyện này, chuyện kia. Nhưng tất cả mọi người cũng đều phải chịu như vậy mà nên tôi nghĩ rằng 'không chỉ có mình mình phải khổ cực' và điều đó khiến Tâm trạng tôi bớt nặng nề.”
“Tôi nghĩ tinh thần và sự gắn kết của các thành viên trong gia đình rất quan trọng. Thật may tôi còn sống sót”.
Mặc dù đang trong tình trạng khó khăn nhưng nhiều người bắt đầu nghĩ đến việc đóng góp cho xã hội.
Trong những người tâm sự với tôi, có một bác lớn tuổi đã mất cả nhà cửa và người thân vì thảm họa động đất. Bác vốn là một người làm việc liên quan đến những công trình công cộng. Bác nói :”Tôi đã mất đi tất cả mọi thứ, nhưng chính vì không còn gì để mất nữa, nên tôi muốn tìm ra cách sống của riêng mình và cống hiến”.
Bác ấy bảo vì mình từng có kinh nghiệm làm việc liên quan đến công trình công cộng nên sẽ giúp ích trong cuộc tái thiết sau thảm họa. Hơn nữa, do có thể vượt qua được những tổn thương nên hiện tại tinh thần bác rất thoải mái.
Tôi lo rằng bác có thể sẽ đổ bệnh do quá sức, nhưng bác đáp lại “Khi đó thì phải đi bệnh viện thôi”. Sau đó, không chỉ trận đại địa chấn miền Đông Nhật Bản, bác còn tới những nơi chịu thiệt hại khác để hỗ trợ mọi người.
Theo nội dung của cuốn sách Mặc Kệ Thiên Hạ của tác giả Mari Tamagawa