Sau tuổi trung niên, đây là cách tốt nhất

GTHN - Học cách chữa lành vết thương cho bản thân, cho dù những năm tháng có khó khăn nhưng sau đó bạn nhất định sẽ nhìn thấy một khung cảnh tươi đẹp hơn.

Cuộc sống là một quá trình chữa lành.

Khi đến tuổi trung niên, đa phần mọi người sẽ nghĩ rằng mình đã dành bao năm để chiến đấu với thế giới, đã chẳng còn sợ bất kỳ dông bão nào, nếu không muốn nói rằng bất khả xâm phạm. Nhưng con người dù mạnh mẽ đến đâu cũng có mặt yếu đuối, trái tim dù cứng rắn đến đâu cũng sẽ lúc bị tổn thương. Ở tuổi trung niên, hãy học cách tự chữa lành cho mình.

1. Dùng sự cô đơn để chữa lành sự gượng gạo

sau-tuoi-trung-nien-day-la-cach-tot-nhat-de-tu-chua-lanh

Bạn đã bao giờ có một khoảnh khắc như thế này trong cuộc sống của mình chưa? Trong những buổi gặp mặt công ty, bạn nở nụ cười và nâng cốc chúc mừng từng người một. Gặp một người bạn không hẳn quen nhưng vì tình huống mà buộc phải cùng nhau vui vẻ ăn tối. Những người họ hàng xa đã lâu không gặp đến thăm, dù rất mệt bạn phải cố nồng nhiệt chào đón…

Trong nhiều tình huống, chúng ta dù không thích vẫn phải ép mình thể hiện ra sự nồng nhiệt, nghĩ rằng giao tiếp như vậy có thể kết nối tình cảm. Nhưng sau khi rời bàn ăn, mọi cảnh náo nhiệt cuối cùng hóa thành hư vô. Bạn phát hiện ra rằng, nâng cốc trước mặt người khác không thể đổi được tấm lòng của họ. Những cuộc gặp gỡ chất lượng thấp không làm tình cảm tăng cao.

Cô đơn có thể sẽ khiến bạn hoảng sợ, nhưng khi hiểu rõ và có thể tận hưởng khoảnh khắc này, bạn sẽ thấy mình trở nên đầy đủ và phong phú hơn. Cô đơn là khởi đầu của một cuộc sống viên mãn.

Đến tuổi trung niên, chúng ta cần những lúc cô đơn để tự vun trồng những khóm hoa trong lòng hơn là ép mình vào sự nhộn nhịp, hối hả. Trong khoảnh khắc ấy, khi không ai làm phiền bạn, mọi cảnh vật đều trở nên thơ mộng hơn, những âm thanh của cuộc sống thường ngày cũng có thể trở thành bữa tiệc âm nhạc phong phú.

Như Schopenhauer đã nói: "Một người chỉ có thể là chính mình khi người đó ở một mình."

Khi bạn đến một độ tuổi nhất định, thà rời xa đám đông và cảm nhận ý nghĩa thực sự của cuộc sống còn hơn là cố trở nên nổi bật và ép mình vào nhóm. Cuộc sống một mình không hề nhàm chán, những ngày không bị ai quấy rầy thực ra rất thoải mái. Một mình là trở về với cuộc đời, một mình để tâm hồn rộng mở hơn, vô tư và được nuôi dưỡng. Trong cô đơn, bạn tìm thấy thế giới rộng lớn hơn; trong cô đơn, bạn nhìn thấy tất cả cảnh vật trên thế giới rõ nét hơn.

2. Đọc sách để chữa lành sự bốc đồng

Tuổi trung niên là khi bước chân ra đường, trên có những vị sếp hách dịch, ở dưới có những nhân viên xu nịnh và ở giữa là đồng nghiệp cố tình gây khó dễ. Về nhà, bạn có cha mẹ tóc bạc ở trên, những đứa trẻ ở dưới và ở giữa là bạn đời đang cáu kỉnh với những nỗi lo toan hàng ngày. Giữa trăm chuyện vụn vặt ấy, không tránh khỏi những phút nóng nảy.

Dù là để xua tan mê muội hay để giải tỏa sự bốc đồng, đọc sách là cách thiết thực nhất. Những kiến ​​thức phong phú trong sách luôn có thể thay đổi trạng thái tâm trí của bạn từng chút một, khiến bạn bình tĩnh và thanh thản hơn. Đọc sách là cách dễ nhất để bạn tu luyện bản thân. Sách có thể giúp ta hóa giải tính bốc đồng, cung cấp cho ta nguồn năng lượng ổn định.

Khi hành trình cuộc đời đến tuổi trung niên, lo lắng và khó khăn là điều thường gặp. Lúc cáu kỉnh, bạn có thể tìm đến sách để nhanh chóng bình tĩnh lại. Từng câu chữ trong cuốn sách có thể không giúp bạn trực tiếp giải quyết được vấn đề nhưng có thể mang đến cho bạn sự an ủi nhẹ nhàng nhất.

Khi đọc ngày này qua ngày khác, tầm nhìn của bạn sẽ được mở rộng và khả năng phục hồi của bạn sẽ được củng cố. Người đọc sách nhiều thì dù cuộc sống khó khăn, trong lòng cũng không bao giờ hoang mang.

3. Đi bộ để thư giãn


Thầy thuốc vĩ đại Hippocrates có câu nói nổi tiếng: "Đi bộ là liều thuốc tốt nhất của con người".

Trong xã hội ngày nay, ai trong chúng ta cũng phải chịu áp lực cuộc sống ở một mức độ nào đó. Càng trong trường hợp này, chúng ta càng phải học cách chăm sóc bản thân, chăm sóc cơ thể và tâm trí của mình. Cách tốt nhất để chữa lành cơ thể và tâm trí chính là đi bộ.

Năm 1872, Nietzsche xuất bản tác phẩm "Sự ra đời của bi kịch" khiến một nhóm giáo sư theo chủ nghĩa cổ điển tức giận. Có người chê ông không xứng là học giả, có người cho rằng ông đã mạo phạm “mẹ đẻ” của ngữ văn cổ điển.

Giữa những cuộc tranh cãi, Nietzsche đã phải trải qua thời khắc đen tối nhất trong sự nghiệp của mình. Ông bị đau đầu và thị lực suy giảm nhanh chóng. Nhưng đại văn hào không hề chán nản, ông chọn cách tản bộ để giải tỏa tâm trạng của mình. Mỗi sáng, ông đều đi dạo một mình bên hồ và trong rừng suốt 6 tiếng đồng hồ. Hòa mình vào thiên nhiên và hít thở không khí trong lành, tất cả những rắc rối, phiền muộn dường như đều đã bị bỏ lại phía sau. Sau một thời gian kiên trì đi bộ, sức khỏe ông ổn hơn và ông quyết định quay lại sự nghiệp viết. Nhiều tác phẩm tuyệt vời như "Phả hệ của luân lý" và "Vượt qua thiện và ác" đã được hoàn thành vào thời điểm đó.

Triết gia Kierkegaard đã nói: “Không có căng thẳng nào không thể giải tỏa bằng cách đi bộ”. Trong lúc chân tay đung đưa, những lo lắng phiền muộn dồn nén cũng có thể được giải tỏa, thân tâm tự nhiên được nhẹ nhõm.


Quá trình đi bộ là quá trình làm tan rã sự căng thẳng. Trong mỗi bước chân đi, bạn sẽ quên những muộn phiền hàng ngày và giải tỏa được sự phiền muộn trong lòng. Nếu bạn kiên trì đi bộ trong một khoảng thời gian, bạn sẽ thấy thoải mái về thể chất và tinh thần, tràn đầy sức lực để bắt đầu những hành trình thú vị.

Cuộc sống giống như một quá trình chữa lành. Chúng ta bị tổn thương, chữa lành, lại bị tổn thương và lại chữa lành. Hãy cho phép mình tận hưởng khoảng không gian một mình, đọc sách và đi bộ, chữa lành những nếp gấp của trái tim và chữa lành vết thương của cuộc sống. Học cách chữa lành vết thương cho bản thân, cho dù những năm tháng có khó khăn nhưng sau đó bạn nhất định sẽ nhìn thấy một khung cảnh tươi đẹp hơn.
DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !