Bạn không kiếm đủ tiền và giải pháp

GTHN - Nếu bạn đã cắt giảm mọi thứ có thể mà bạn vẫn chật vật với cuộc sống, bạn đang có một vấn đề nghiêm trọng về thu nhập .
Bạn cảm thấy khó chịu khi bế tắc tài chính không có lối thoát. Bạn nghĩ rằng mình kiếm được một khoản tiền kha khá nhưng vẫn luôn gặp khó khăn. Bạn có thể bị bội chi hoặc không kiếm đủ tiền hoặc có thể là cả hai vấn đề.

Nếu bạn thường xuyên phải vật lộn với cuộc sống, bạn có thể đang phải đối mặt với nhiều vấn đề. Bạn cảm thấy khó chịu khi bế tắc tài chính không có lối thoát. Bạn nghĩ rằng mình kiếm được một khoản tiền kha khá nhưng vẫn luôn gặp khó khăn. Bạn có thể bị bội chi hoặc không kiếm đủ tiền hoặc có thể là cả hai vấn đề.

7-dau-hieu-cho-thay-ban-khong-kiem-du-tien-va-giai-phap

Điều này có thể dẫn đến rắc rối thực sự. Nếu bạn không kiếm đủ để trang trải các hóa đơn của mình, bạn sẽ cần thực hiện các bước ngay bây giờ để tăng thu nhập của mình. Ngay cả khi bạn cảm thấy mình thu nhập quá khiêm tốn để lập kế hoạch, ngân sách có thể giúp bạn trở lại đúng hướng.

Dưới đây là 7 dấu hiệu cho thấy bạn không kiếm đủ tiền và giải pháp giúp bạn đối phó.

Bạn đang sử dụng thẻ tín dụng hàng tháng

7-dau-hieu-cho-thay-ban-khong-kiem-du-tien-va-giai-phap

Một trong những dấu hiệu lớn nhất cho thấy bạn có vấn đề về thu nhập là bạn luôn sử dụng thẻ tín dụng vào cuối tháng để trang trải cho mọi chi phí của mình. Nếu bạn sắp hết tiền trong tháng hoặc bạn đang sử dụng thẻ tín dụng để xoay sở giữa các lần trả lương, rất có thể bạn đang phải đối mặt với vấn đề thu nhập.

Ban đầu, điều này có vẻ không phải là một vấn đề lớn, nhưng khi bạn cạn kiệt số dư của và khoản thanh toán thẻ tín dụng ngày một tăng lên, vấn đề sẽ ngày càng trở nên tồi tệ.

Giải pháp: Ngừng sử dụng thẻ tín dụng

Việc ngừng sử dụng thẻ tín dụng có vẻ khó khăn khi bạn dường như không có đủ tiền để trang trải những nhu cầu cơ bản của mình. Tuy nhiên việc chuyển sang tiền mặt để mua hàng có thể giúp bạn hạn chế chi tiêu, tránh mua sắm bốc đồng.

Bạn không thể thanh toán các hóa đơn của mình

Nếu bạn đang phân vân nên thanh toán hoá đơn nào trước, chắc chắn rằng bạn đang gặp phải khủng hoảng thu nhập. Điều quan trọng là phải giải quyết tình huống này càng nhanh càng tốt.

Hãy tìm cách để giảm các hóa đơn như chuyển đến một khu vực có giá thuê thấp hơn, học các mẹo tiết kiệm điện nước. Các bước này trong ngắn hạn và dài hạn đều nhằm khắc phục tình trạng này.

Giải pháp: Cắt giảm lối sống

Cắt giảm lối sống của bạn có nghĩa là cắt giảm những thứ không thực sự cần thiết. Điều này có nghĩa là bạn sẽ chuyển sang gói cước di động và truyền hình cáp thấp hơn, nấu ăn ở nhà thay vì luôn ăn bữa trưa ở ngoài, tổ chức xem phim tại nhà thay vì đến rạp.

Nhớ rằng, bạn vẫn có thể tận hưởng cuộc sống của mình với ngân sách eo hẹp. Quan trọng là bạn cần phải cẩn thận về cách tiêu tiền của mình.

Bạn hết tiền vào ngay đầu tháng

7 dấu hiệu cho thấy bạn không kiếm đủ tiền và giải pháp - Hình 2

Thỉnh thoảng, bạn có thể có một tháng mà dường như tiền của mình “bốc hơi” ngay khi cầm chưa nóng tay. Tuy nhiên nếu vấn đề này xảy ra thường xuyên, chỉ 1 tuần sau khi lấy lương bạn đã thấy chật vật, rất có thể bạn đang phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng thu nhập.

Nếu bạn không đủ khả năng thanh toán các hóa đơn chính của mình, bạn đang không kiếm đủ tiền. Bạn luôn trong tình trạng cảm thấy như tiền lương của mình đã được chi tiêu trước khi nhận được.

Tìm một công việc mới có thể là cách tốt nhất để giúp bạn tăng thu nhập. Tuy nhiên, bạn có thể giữ nguyên công việc hiện tại nếu yêu thích và nhận thêm những việc phụ để có thể trả bớt nợ và tích lũy cho quỹ khẩn cấp . Nếu đây là một vấn đề mang tính lâu dài, bạn cần nâng cao nghiệp vụ để có được một công việc có lương cao hơn.

Bạn không thể cắt giảm thêm khoản nào

Sau khi xem xét ngân sách của mình, bạn nhận ra không có bất cứ khoản nào có thể cắt giảm. Bạn đã tự tập thể dục thay vì đến phòng tập, nấu nướng ở nhà thay vì ăn hàng… Nếu bạn đã cắt giảm mọi thứ có thể mà bạn vẫn chật vật với cuộc sống, bạn đang có một vấn đề nghiêm trọng về thu nhập.

Giải pháp: Thiết lập ngân sách hạn hẹp

Ngân sách hạn hẹp có nghĩa là bạn chỉ chi tiêu cho những thứ cần thiết và hoàn toàn nói không với những thứ khác. Điều này có nghĩa là thay vì mua bánh mì thịt ở ngoài hàng, bạn hãy mua bánh mì và thịt rồi tự chế biến ở nhà. Bạn cũng sẽ nói không với việc ăn hàng và chỉ mua các sản phẩm cần thiết khi nó thực sự hết ngay cả khi được khuyến mại. Nhìn chung, đây là ngân sách ngắn hạn có thể giúp bạn chi tiêu cho đến khi bạn làm được điều gì đó để cải thiện tình hình của mình.

Bạn không thể xử lý tình huống khẩn cấp

7 dấu hiệu cho thấy bạn không kiếm đủ tiền và giải pháp - Hình 3

Khi bạn bị căng thẳng hàng tháng, rất khó để có thể bỏ tiền sang quỹ khẩn cấp. Và rồi điều này lại tạo ra hiệu ứng domino. Nếu bạn không thể xử lý tình huống khẩn cấp, bạn có thể phải sử dụng thẻ tín dụng của mình. Cuối cùng thì các khoản thanh toán bằng thẻ tín dụng của bạn sẽ dần lớn hơn và khiến bạn tê liệt. Nếu bạn không có tiền để tiết kiệm cho quỹ khẩn cấp mỗi tháng dù đã nỗ lực cắt giảm các khoản, bạn đang không kiếm đủ tiền.

Giải pháp: Lập quỹ khẩn cấp

Nghe có vẻ điên rồ khi ai đó bảo bạn dành tiền mỗi tháng khi bạn còn đang khó khăn song việc có tiền để trang trải những trường hợp khẩn cấp sẽ mang lại sự yên tâm và cho phép bạn tập trung vào các mục tiêu, vấn đề khác.

Đừng quá áp lực bởi bạn có thể bắt đầu với 100 nghìn đồng, 200 nghìn đồng và tích luỹ dần từ đó. Hãy tích luỹ để từng bước đạt được 1 tháng sinh hoạt phí rồi nâng cao dần.

Bạn thường xuyên lo lắng về tiền bạc

Nhớ rằng có một sự khác biệt giữa lo lắng về việc làm sao có tiền nếu không may nhà bị hỏng hóc và lo lắng mỗi khi nghĩ đến tiền mua thức ăn, trang trải tiền thuê nhà. Nếu nỗi lo về tiền bạc luôn thường trực mỗi đêm, có khả năng bạn đang không kiếm đủ tiền. Hãy loại bỏ những lo lắng và dùng khoảng thời gian đó để bắt đầu lập một kế hoạch để xoay chuyển tình thế của bạn.

Giải pháp: Ngừng hoảng sợ khi xử lý các vấn đề tiền bạc

Ngân sách sẽ giúp bạn phép bạn lên kế hoạch trước cho việc mua hàng. Quỹ khẩn cấp cho phép bạn trang trải các chi phí phát sinh ngoài dự kiến. Việc tăng thu nhập sẽ giúp bạn có nhiều hơn để phân bổ trong ngân sách của mình.

Nếu bạn luôn khủng hoảng, lo lắng khi xử lý các vấn đề tiền bạc, bạn sẽ không thực hiện được mục tiêu của mình. Bằng cách lấy lại bình tĩnh và sử dụng những công cụ này, bạn có thể thay đổi và đi đúng hướng.

Bạn không đạt được mục tiêu tài chính của mình

7 dấu hiệu cho thấy bạn không kiếm đủ tiền và giải pháp - Hình 4

Nếu bạn hầu như không đạt được bất kỳ tiến bộ nào trong việc trả nợ hoặc tiết kiệm tiền, khả năng cao là bạn đang không kiếm đủ tiền. Tình trạng này có thể không nghiêm trọng như các dấu hiệu khác được liệt kê ở trên nhưng vẫn đủ để bạn thấy mình cần thực hiện các bước nhằm thay đổi tình trạng hiện tại của mình. Hãy giải quyết vấn đề này trước khi nó trở thành một vấn đề lâu dài hơn.

Giải pháp: Đảm bảo mục tiêu của bạn là khả thi

Việc đặt ra mục tiêu thoát khỏi hoàn toàn nợ trong một năm có thể là một điều tuyệt vời nhưng nếu bạn nợ 60 triệu đồng và chỉ kiếm được 80 triệu đồng/năm thì điều này gần như không thể.

Hãy đảm bảo rằng các mục tiêu bạn đang đặt ra là có thể đạt được và cụ thể thay vì mơ hồ. Bạn có thể bắt đầu thực hiện ngay những bước thay đổi nhỏ trong cách chi tiêu, lên kế hoạch tài chính của mình.

Theo Vietgiaitri

DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !