Quá thọ không tốt

GTHN - Có thể nói, con người ta, không nhất thiết phải theo đuổi trường sinh bất lão hay của cải chất đầy, nắm bắt những điểm này ở mức độ thích hợp, vậy là đủ rồi.

Trang Tử là một tác gia Đạo giáo nổi tiếng của Trung Quốc thời kì Chiến quốc, tư tưởng của ông sớm đã thoát tục, tiêu diêu tự tại. Ông sùng bái tự nhiên, hi vọng mọi người cũng có thể thuận theo tự nhiên.

Trong “Trang Tử” có viết: “Đa nam tử tắc đa cụ, phú tắc đã sự, thọ tắc đa nhục”.

Trong khi tất cả mọi người đều cho rằng nhiều con trai, nhiều của cải, sống càng lâu càng tốt là phúc khí của một người, thì Trang Tử lại cho rằng tất cả đều đại diện cho “bất hạnh”.

Bởi lẽ nhiều con trai, ắt phải lo nhiều chuyện; nhiều của cải thị phi cũng nhiều; sống quá thọ cũng chưa chắc đã phải chuyện hay, chẳng hạn như việc những người già suốt ngày phải nằm liệt giường, không thể động đậy, không lẽ sống như vậy là rất hạnh phúc ư?

Có thể nói, con người ta, không nhất thiết phải theo đuổi trường sinh bất lão hay của cải chất đầy, nắm bắt những điểm này ở mức độ thích hợp, vậy là đủ rồi.

01


Thuận theo tự nhiên, tuân thủ quy tắc


Trang Tử nói: “Thiên địa dư ngộ tính sinh, nhi vạn vật dư ngộ vi nhất.”

Theo Trang Tử, con người với đất trời là “một thể”, chứ không phải bài trừ lẫn nhau. Tư tưởng này chính là trí tuệ “thiên nhân hợp nhất” mà thường được đề cập.

Thiên nhân hợp nhất, thực ra cũng không có gì quá cao siêu, chỉ là muốn con người thuận theo tự nhiên mà sống mà làm là được.

Là một người bình thường, chúng ta nên thương yêu tài nguyên, bớt lãng phí. Nhưng, con người lại xem mình là chủ nhân của thiên nhiên, lợi dụng tài nguyên một cách quá đáng, vì vậy, thảm họa thiên nhiên ập tới là điều rất hiển nhiên.

Là một người bình thường, chúng ta ai cũng muốn sống lâu trăm tuổi, đều muốn kiếm nhiều tiền, cứ như vậy đâm đầu vào các loại thực phẩm chức năng, thay đổi đồng hồ sinh học của cơ thể, không tiếc thủ đoạn làm việc.

Tới sau cùng, thực phẩm chức năng uống nhiều rồi, tình hình sức khỏe lại càng kém hơn; những người không chừa thủ đoạn đi kiếm tiền, lại chịu sự trừng phạt của tự nhiên và xã hội.

Làm người, có thể có những mưu cầu nhất định, nhưng đừng quá miễn cưỡng. Đối với sống thọ và của cải, thực ra, chỉ cần thuận theo tự nhiên là được, nên đi bước nào hãy đi bước ấy, đừng cố gắng thay đổi những cái đã là lẽ tự nhiên.

02


qua-tho-khong-tot-qua-nhieu-tien-at-co-hai-ham-muon-qua-muc-la-suy-sup

Thời gian trôi nhanh, hết mình là đủ


Trang Tử nói rằng, giữa đất trời, con người thực ra rất nhỏ bé. Dù bạn rất có bản lĩnh, là người có tiền trên thế giới này, bạn cũng chỉ là một hạt cát giữa vũ trụ mà thôi.

Sở dĩ nói con người rất nhỏ bé, đó là muốn nói mọi người đừng quá xem nặng bản thân mình, đừng để bị những ham muốn bên trong nội tâm bó buộc, cứ sống xởi lởi, tự tại, thoải mái lên một chút.

Ước mơ, phải theo đuổi. Nhưng có thành hiện thực hay không, đây không phải thứ chúng ta có thể 100% quyết định được. Vậy thì, cứ nỗ lực hết sức.

Thời gian trôi nhanh, đời người ngắn ngủi, thứ chúng ta muốn có rất nhiều, vì vậy mà phiền não ưu sầu cũng nhiều theo. Đây gọi là tự mình dày vò mình.

Chúng ta không thể quyết định mình sống lâu tới đâu, nhiều tiền bạc của cải tới đâu, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể quyết định tâm thái của mình. Cố gắng hết sức, còn lại hãy để thời gian trả lời, đây chính là phúc khí lớn nhất đời người.

03


Sống ở đời, “vừa đủ” là tốt nhất


Trang Tử nói, một người, nếu lúc nào cũng chỉ biết làm việc, không biết nghỉ ngơi, các vấn đề về sức khỏe sẽ hình thành, quá hao tổn năng lượng của mình, sau cùng sẽ kiệt quệ cả về sức khỏe vật chất và tinh thần.

Những lời này của Trang Tử là muốn nhắc nhở mọi người rằng, đừng quá lười biếng, nhưng cũng đừng quá lao lực, vừa đủ là tốt nhất.

Nhưng, rất nhiều người chúng ta lại không muốn “vừa đủ”, mà luôn đi tới mức cực đoan.

Ham muốn vật chất, cái gì cũng muốn nhanh nhanh chóng chóng đạt được, bỏ qua quá trình.

Cái gì cũng vậy, thế giới này tồn tại một đạo lý mang tên “vừa đủ”. Nếu cứ luôn nhanh nhanh chóng chóng, cứ luôn đi tới mức cực đoan, cuối cùng, người chịu thiệt chỉ có bản thân.

04


Ham muốn quá mức, là dấu hiệu của sự suy sụp


Thế nào bản chất gốc của tự nhiên? Chúng ta có thể thông qua hình tượng gốc cây để hiểu điều này. Cái gọi là bản chất tự nhiên, chính là bản chất gốc của con người giữ cuộc đời này, và đó chính là cái “tâm” của mỗi người.

Cây có thể phát triển cao chót vót, đó là bởi rễ của nó thâm sâu cố đế; sự trưởng thành của một nhà thông thái, bắt nguồn từ nội tâm đơn thuần và giản dị của anh ta.

Khi một người có quá nhiều ham muốn, chấp niệm quá nặng, luôn theo đuổi những thứ không thực tế, họ sẽ càng xa rời cái tự nhiên giản dị, mắc kẹt trong vũng lầy của lòng tham và tội lỗi, không bao giờ có thể thoát ra được.

Vì sao những người càng muốn sống lâu thì tuổi thọ càng ngắn? Vì sao những người càng muốn kiếm được nhiều tiền nhanh chóng lại càng nghèo? Thậm chí có người còn đi tới mức cực đoan, bất chấp cả những chuẩn mực đạo đức của xã hội chỉ để có được thứ mình mong muốn?

Đó là bởi họ bị ham muốn kiểm soát mà đánh mất đi cái bản chất vốn có.

Khát khao vừa đủ, có thể thành toàn nên một người. Nhưng ham muốn quá mức lại hoàn toàn có thể hủy hoại một người. Đây chính là chân tướng cuộc sống.

Phú quý ra sao, sống lâu bao nhiêu tuổi, cứ thuận theo tự nhiên là được. Rất nhiều khi, khi bạn thuận theo tự nhiên, ngược lại sẽ thu được những kết quả vô cùng bất ngờ.
DMCA.com Protection Status
Từ Khoá

#buttons=(Chấp nhận !) #days=(20)

Trang web của chúng tôi sử dụng cookie để nâng cao trải nghiệm của bạn. Tìm hiểu thêm
Accept !