Nỗ lực phấn đấu thật sự có thể thực hiện giấc mơ sao?
Diễn viên Châu Tinh Trì từng nói một câu "Nếu làm người không có ước mơ thì có khác biệt gì con cá ướp muối?" Câu nói đó cũng đã khích lệ mấy thế hệ người. Ước mơ này là một thứ quan trọng như vậy đó, thật sự chính là một ly nến sáng của đời người.
Nguyên nhân của mỗi con người thành công đều không giống nhau, nhưng họ đều sẽ không quên nói với bạn rằng bất luận đến thời điểm nào cũng đừng quên đi ước mơ là động lực chính yếu của họ.
Nhờ vậy mà lý giải thông thường nhất về ý nghĩa nhân sinh của một thế hệ người chúng ta chính là kiên trì với ước mơ, rồi đến cuối cùng thực hiện nó.
Điều đáng ghét mà có ít người bằng lòng đối mặt là ước mơ của phần lớn mọi người vĩnh viễn… đúng vậy, vĩnh viễn không thể thực hiện được.
Bạn không nghe nhầm, ước mơ của phần lớn mọi người mãi cũng chẳng thể thực hiện được. Tại sao?
Tất cả những điều mà chúng ta gặp phải trong cuộc sống của chúng ta về cơ bản có thể được chia thành 3 loại: loại thứ nhất được xác định bởi sự ngẫu nhiên, như khi tung con súc sắc; loại thứ hai được xác định bởi năng lực, ví dụ bài kiểm tra trình độ tiếng Anh cấp 6, chạy vượt rào... ; loại thứ ba cũng là loại chúng ta thường gặp nhất, được xác định bởi cả năng lực và ngẫu nhiên, chẳng hạn như kinh doanh, đầu tư, tình yêu hoặc ước mơ.
Lý do tôi luôn nói với những người trẻ tuổi về những bậc thầy gắng chí không tiếc mọi giá để theo đuổi ước mơ đến khi cảm thấy chán ghét cực độ là ước mơ của hầu hết mọi người không phải là xổ số thuần túy, nhưng tuyệt đối là do sự ngẫu nhiên chủ đạo.
Trong sự ngẫu nhiên mạnh mẽ trước mặt thì dù bỏ ra công sức mồ hôi nhiều hơn cũng giống như ngày đêm bên cạnh con súc sắc, háo hức nhìn xuyên qua quy luật, nhưng sự thực là bạn không thể kiểm soát được nó.
Tôi nghĩ rằng khi một người còn trẻ, làm mỗi một việc đều có thể phân biệt rõ ràng tỷ lệ ngẫu nhiên và chấp nhận nó một cách bình tĩnh, và theo tôi đây là tài sản quý giá nhất.
Vậy thì trong ước mơ của bạn, may mắn có đóng một vai diễn quan trọng hơn không? Khi bạn nhận thức sâu sắc về sự ngẫu nhiên của vấn đề này, có lẽ bạn sẽ không có cái nhìn tốt, có phải vẫn tiếp tục kiên trì chứ?
Đối với tôi mà nói thì ước mơ luôn luôn đáng để theo đuổi, nhưng tôi có thể xin bạo gạn nó thế này: Phần lớn chúng ta vĩnh viễn cũng không thể nào thực hiện ước mơ đâu.
Bạn hỏi: nếu đến cả ước mơ cũng thực hiện không được, vậy còn có chuyện gì đáng để nỗ lực nữa?
Khi tôi viết những dòng này, ắt hẳn sẽ có người nói rằng: "Bạn đừng thổi tắt ngọn nến của người khác khi bạn đang sở hữu ánh sáng của riêng mình. Bạn không thể phủ định mọi người chỉ bởi vì bản thân không thích". Thật là khó hiểu, đúng không?
Dù bạn vừa đọc xong đoạn con súc sắc của tôi về tính ngẫu nhiên, bạn cũng sẽ biết rằng tôi chưa từng cảm thấy nỗ lực là một chuyện không đáng quan tâm. Ngược lại, tôi vẫn luôn tin rằng bạn thậm chí chẳng có tư cách đối mặt với tính ngẫu nhiên trước khi khả năng của bạn chưa đạt đến một trình độ nhất định.
Nhưng vấn đề bây giờ là vậy cuối cùng cái gì mới được coi là nỗ lực xứng đáng? Tôi xin kể một câu chuyện thế này.
Năm ngoái vào thời điểm này, tôi và bạn bè của mình đã đi về tỉnh để làm chút nghiên cứu kinh doanh quần áo và quyết định đi khảo sát cửa hàng.
Tôi sống ở Hà Nội vào thời điểm đó. Bởi vì đêm trước ở bên ngoài chơi với bạn bè đến lúc hết hứng thì cũng đã khá muộn. Tôi lo lắng sẽ ngủ dậy muộn làm trễ chuyến bay, nên chọn luôn ngủ ngoài quán cafe 24h, trực tiếp dựa trên ghế sofa cả một đêm.
Đó là lần đầu tiên tôi lên miền cao, tháng 11 trời rất lạnh, lấy không đủ quần áo, xuống máy bay thì bị đau đầu. Và bởi vì không có đặt vé trước, sau khi ga tàu mới mua vé xe lửa, phát hiện chỉ còn lại vé đứng.
Thế là sau một đêm không ngủ, lạnh đến chóng mặt hoa mắt, lại phải đứng hơn hai giờ trên xe lửa. Giây phút đặt chân đến vùng cao tôi cảm thấy nỗ lực của mình đúng là không dễ dàng gì, trong tương lai nhất định sẽ ghi vào hồi ký.
Nhưng khi suy nghĩ kỹ lại, những thứ được xem là "cố gắng" này không có chút liên quan gì với việc làm tốt sự nghiệp kinh doanh quần áo của tôi cả. Huống hồ nếu tối hôm trước tôi có thể lên giường ngủ sớm hơn một chút, chuẩn bị thêm chút quần áo, đặt sẵn vé xe lửa trên mạng, hoàn toàn có thể thoải mái mà đến cùng một điểm đến.
Sự việc lần đó như bức tranh thu nhỏ của rất nhiều việc trong cuộc sống hơn hai mươi mấy năm của tôi, đắm chìm trong những hành vi không có sự giúp ích trực tiếp đến kết quả chỉ vì bản thân chịu chút đau khổ, mà lầm tưởng rằng đó là cố gắng.
Khi tôi cuối cùng cũng ý thực được rằng tôi không phải là người duy nhất xem những hao phí vô nghĩa đó thành sự cố gắng, thì đột nhiên phát hiện hóa ra trong cuộc sống, những người mà tôi cảm thấy rất cố gắng có lẽ không thật sự cần cù như vậy.
Nếu kiên quyết hành động theo phương hướng đúng đắn, cũng không khó để vượt qua họ.
Vì sự lý giải của thế hệ chúng ta với cần cù và cố gắng hầu như tất cả đều đến từ trường học. Chính xác hơn là trong hơn hai mươi mấy năm đầu của cuộc sống, những người cố gắng nhất trong mắt chúng ta chính là những người dốc hết sức đọc sách và giải bài.
Trên thực tế, sự lý giải như vậy khá phiến diện, vì bản thân đọc sách và giải bài đều tồn tại vì một mục đích vô cùng sáng rõ, chính là vượt qua thi cử.
Sự cần cù này vô cùng thuần túy, thời gian ôn tập càng nhiều, cường độ ôn tập càng cao, thông thường mà nói đều có thể trực tiếp nâng cao điểm thi cử. Mối liên hệ giữa chúng rõ ràng mà trực tiếp, ai xem cũng hiểu hết.
Nhưng chỗ tuyệt diệu của cuộc sống lại có rất nhiều việc trước khi ta chưa làm đến một mức độ nào đó thì hoàn toàn không thể hiểu được.
Cứ như là khi học tiếng Anh, trong mười mấy năm dài đằng đẵng ấy tôi luôn tưởng tượng, phải thông qua quy trình phức tạp như thế nào, phải can thiệp toàn diện và sự cố gắng không thể tưởng nổi ra sao.
Cuối cùng có một ngày kia, có lẽ tôi sẽ có thể vì sự học tập không kẽ hở đó mà nói tiếng Anh tương đối lưu loát như nói tiếng Việt vậy, có thể vừa nói vừa suy nghĩ, chứ không phải trước mỗi một câu nói phải thiết kế dạng câu thì từ vựng, sau đó đọc thầm mấy lần trong lòng rồi trông như lưu loát mà đọc thuộc lòng ra. Ai lại không tưởng tượng như thế chứ ?
Đáng tiếc, nó không chỉ trước giờ không được thực hiện, mà hơn nữa tôi không nhìn thấy chút chiều hướng trở thành hiện thực chút nào. Đối với mỗi một người lập ra mục tiêu mà nói, không còn gì đau khổ hơn cảm giác này.
Nhưng sau khoảng hai năm đi Mỹ, tôi đột nhiên phát hiện bản thân đã có thể nói tiếng Anh một cách lưu loát không có chướng ngại gì hết rồi. Đây không phải do tôi đã dùng biện pháp học tập gì mới, mà là vì sau khi sang bên đó, rất ít người nói tiếng mẹ đẻ bên cạnh.
Dưới tình huống không có sự lựa chọn, chỉ có thể bị buộc phải dùng tiếng Anh để giao lưu trò chuyện và biểu đạt.
Trong quá trình này, tôi chưa từng nghiêm túc ngẫm nghĩ mỗi ngày bản thân đã tiến bộ được bao nhiêu, cũng không hề kiểm tra hiệu quả học tập qua từng giai đoạn, chỉ là không ngừng nghe và nói, bởi vì không có lựa chọn mà.
Mãi cho đến hơn hai năm sau, có một ngày kia tôi mới đột nhiên ý thức được rằng, ơ, bản thân dường như thật sự đã có thể rồi.
Nhưng tôi thật sự không thể tổng kết ra là từng bước từng bước như thế nào mà làm được, chỉ là thời gian hai năm đó, tôi vẫn luôn không tình nguyện mà dùng tiếng Anh để sinh hoạt.
Một người có thể có được năng lực đáng quý nhất đều giống với việc nắm vững được một ngôn ngữ, cố gắng mà bạn bỏ ra không thể lập tức nhận được sự báo đáp.
Thậm chí trong một khoảng thời gian rất dài cũng chẳng có thu hoạch gì, mãi đến sau khi tích lũy đến một giai đoạn nhất định, đột nhiên bùng lên sức mạnh to lớn, ngay cả bản thân bạn cũng không rõ tất cả những việc này đã xảy ra như thế nào.
Ví dụ như rèn luyện thân thể, học tập sáng tác, hoặc là làm ăn kinh doanh. Khi bạn đã trải qua đủ các kỹ năng mà bạn có được khi sự thay đổi số lượng cuối cùng cũng dẫn đến sự thay đổi chất lượng, phần lớn mọi người cả đời cũng khó mà hy vọng đạt được, không phải vì họ quá ngu ngốc, mà hoàn toàn ngược lại, bởi vì họ quá thông minh rồi.
Nguyên lý cơ bản nhất làm xuất hiện hành động của con người được gọi là phản xạ.
Chúng ta là giống loài cần lập tức được báo đáp. Vì vậy sự hiểu biết của phần lớn mọi người đối với thế giới này là chưa sâu, nhưng trong nhiều tình huống, sự vật lại phát triển theo hình thức rung động ẩn nấp trong thời gian dài rồi sau đó bùng phát đột phá.
Bây giờ, tôi thường hay cảm thấy con người trong giai đoạn thiếu niên sẽ dễ nắm bắt được ngôn ngữ, nhạc cụ, mỹ thuật, những tài nghệ mà sau khi trưởng thành rất khó học được.
Không phải vì khi còn bé đã là thông minh bẩm sinh, mà là trẻ con rất ít khi mỗi tuần chất vấn một lần bản thân đã thu hoạch được bao nhiêu, đều là âm thầm luyện tập rất nhiều năm, mãi đến lúc học được mới biết ồ, bản thân đã học được rồi.
Chỉ có người tin vào con đường tắt tới thành công mới tin một quyển sách đã có thể đọc hiểu Kinh Dịch, 10 câu nói tiết lộ con đường thành công của ông tỷ phú, câu chuyện trở thành cao thủ ghi-ta trong 30 ngày.
Nói đơn giản, trong cuộc sống thực tế, giữa công sức và kết quả thường sẽ không có thu hoạch ngay lập tức.
Sau khi rời khỏi trường học, khi chúng ta gặp phải rất nhiều việc không còn như sự gắn kết chặt chẽ giữa giải đề và thi cử, rất nhiều người nỗ lực đều bỏ cuộc dễ dàng, mà sự cố gắng đáng quý nhất là chọn một con đường đúng.
Những việc không thể lập tức nhận được báo đáp vẫn có thể giữ được sự chuyên chú và nhiệt tình mười năm như một, có lẽ kết quả cuối cùng không đủ để bạn độc cô cầu bại, nhưng đủ để vượt qua nhiều người.
Phải chăng trong cuộc đời của mỗi con người đều sẽ có một điểm thắt, sau khi vượt qua mọi thứ đều sẽ trở nên tốt lên?
Phía trên đã nói nhiều như vậy, vấn đề bàn luận đều liên quan đến mục tiêu và thực hiện mục tiêu. Nghĩ kỹ thì một đời của chúng ta hầu như đều trải qua trong sự vật vã thực hiện mục tiêu.
Lúc học cấp 2, thầy cô nói với bạn rằng tỷ lệ bị loại trong tuyển sinh vào lớp 10 là cao nhất, chỉ cần vượt qua được, vào cấp 3 rồi là mọi thứ sẽ tốt thôi. Nhưng sau khi vào cấp 3 thì phát hiện không phải như thế, thầy cô cấp 3 lại nói thi đậu đại học là vào thiên đường rồi. Vì thế bạn thi đậu vào đại học, vẫn là những năm tháng thanh xuân tẻ nhạt, trống rỗng, mờ mịt.
Ba mẹ, thầy cô lại nói với bạn, tìm được việc làm là mọi thứ sẽ tốt thôi. Sau khi đi làm phát hiện phiền não và lo âu cũng vẫn còn đó. Bạn gái cho bạn xem câu chuyện của người thành công nọ, nói với bạn rằng đợi sự nghiệp của bạn đạt được thành tựu rồi là sẽ tốt thôi...
Bạn đã phát hiện chưa, thật ra ở mỗi một giai đoạn của đời người này đều sẽ có những đau khổ và lo âu mới khác nhau, vòng tuần hoàn lặp đi lặp lại, không có điểm dừng.
Tuyệt đối sẽ không vì bạn vào đại học, sự nghiệp thành công, cưới được nữ thần là từ đây hạnh phúc mãi mãi về sau. Nhưng mỗi giai đoạn cũng có niềm vui của mỗi giai đoạn, không thể thay thế được.
Cuộc sống không phải là truyện cổ tích của Andersen, cũng không phải là phim điện ảnh Hollywood, từ giây phút lọt lòng mãi đến tận cùng của sinh mệnh đều không tồn tại điểm thắt nào sau khi vượt qua mọi thứ hạnh phúc mỹ mãn vô âu vô lo.
Mỗi một năm tháng đều có giá trị tồn tại của nó, không có sự phân biệt giữa giàu nghèo cao thấp, đều không nên bị phụ lòng.
Tôi có thể nghĩ đến việc làm ngốc nghếch nhất trong đời người này chính là đặt hết toàn bộ niềm hy vọng của cả đời vào một điểm thắt nào đó trong tương lai, mà lơ là mất niềm vui vốn có của cuộc sống.
Dù cho sau này bạn thật sự thực hiện được mục tiêu trong chấp niệm đó, mới phát hiện nó không đẹp như bạn đã nghĩ. Niềm vui lúc còn trẻ cùng anh em chơi bóng rổ, uống coca trên sân trường, là rượu vang và golf của sau này không thể thay thế được.
Nhất là ở các bạn nam, đừng lúc nào cũng nghĩ đợi có tiền rồi như thế này như thế kia, trước tiên không nói đến rất có thể sau này bạn sẽ không có nhiều tiền, mà nên nhớ rằng, dù là có tiền rồi thực sự cũng không thể thế nào cả.
Sinh mệnh ở ngay mỗi một ngày của cuộc sống, tất cả chấp niệm đều là vô căn cứ, chung sống vui vẻ với những người xung quanh, nghiêm túc sắp xếp hoạt động của mỗi một ngày, dùng tâm cảm nhận cõi lòng của mỗi một ngày chính là ý nghĩa của cuộc sống.
Đây thực sự là điều mà tôi muốn chia sẻ nhất với các bạn.
* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả.
Trí thức trẻ